Bé trai 18 tháng tuổi - P.P.K. (trú xóm Đồng Bai, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn) bị rớt xuống sông, khi vớt lên đã ngừng tim, ngừng thở, được cấp cứu thành công nhưng sau đó chuyển xấu, tử vong sau hai ngày thở máy.
- Trình Chính phủ quy định mới về tăng lương cơ sở trong tháng 3/2023
- Tăng cân, béo bụng tưởng mập, người phụ nữ bàng hoàng phát hiện khối u khổng lồ trong người
Theo thông tin từ VNExpress, bé trai 18 tháng tuổi bị rớt xuống sông, khi vớt lên đã ngừng tim, ngừng thở, được cấp cứu thành công nhưng sau đó chuyển xấu, tử vong sau hai ngày thở máy.
Người nhà cho biết bé ở nhà với ông, không may sảy chân rơi xuống sông gần nhà, trôi khoảng 500 m mới được người dân phát hiện và vớt lên, hôm 31/1.
Theo bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn, khi đưa lên bờ, bé đã ngừng tim, ngừng thở, huyết áp không. Kíp cấp cứu ngoại viện gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng tích cực hồi sức tim phổi, cho bé thở máy tại hiện trường. Sau 90 phút cấp cứu, trẻ có dấu hiệu sinh tồn, có mạch, chuyển xuống Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Tuy nhiên, sau hai ngày thở máy, tình trạng xấu dần, bé suy đa tạng và tử vong vào sáng 2/2.
Trung tâm y tế huyện Nam Đàn thông tin: “23h đêm 1/2, bé mở mắt, người nhà vào thăm. Nhưng sau đó, bé chuyến biến nặng và tử vong”. Lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hội cho biết, sáng nay (2/2), thi thể bé K. đã được đưa về nhà, chờ an táng.
Theo thông tin từ Vietnamnet, chia sẻ về các biến chứng sau tai nạn đuối nước, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, Trần Văn Cương, cho biết, theo như mô tả, bé K. ở dưới nước khá lâu, trôi quãng đường xa mới được cứu.
"Nạn nhân bị ngạt nước trong vòng 3-5 phút thì thời gian thiếu oxy não ít hơn. Trường hợp ngạt nước trên 5 phút, được hô hấp nhân tạo, tim, phổi hoạt động trở lại vẫn sẽ có những tổn thương não. Các tế bào não thiếu oxy quá lâu sẽ không thể hồi phục", bác sĩ Cương chia sẻ.
Ngoài ra, nạn nhân bị đuối nước lâu cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, tổn thương phổi, rối loạn thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể.
Đối với trường hợp bị đuối nước, ông Cương khuyên, cần tiến hành cấp cứu cơ bản như hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực đúng kỹ thuật, thực hiện càng sớm càng tốt. Đồng thời, liên hệ với trung tâm cấp cứu để có phương pháp hỗ trợ bằng các phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng. Khi nạn nhân ổn định mới chuyển đến trung tâm hoặc bệnh viện.