Nghẹn lòng trước hình ảnh chiếc mũ vỡ kính của của phi công Trần Ngọc Duy tìm thấy tại hiện trường sau chuyến bay cuối cùng

Xã hội 02/02/2023 08:43

Chiếc mũ bay của anh Duy được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn. Kính mũ đã vỡ, quai vẫn còn gắn kèm mặt nạ dưỡng khí. Trên đỉnh mũ có mảnh giấy dán băng keo ghi tên chủ nhân.

Thông tin từ báo Chính phủ, Bộ Quốc phòng cho biết, vào lúc 12 giờ 9 phút ngày 31/01/2023, máy bay Su 22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân do Đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206.

Lúc 12 giờ 27 phút, trong lúc hạ cánh, máy bay đã gặp nạn, phi công Trần Ngọc Duy được lệnh nhảy dù nhưng cố cứu máy bay, nhưng máy bay bị rơi và phi công đã hy sinh.

Đại úy Trần Ngọc Duy - Phi đội phó, Tham mưu trưởng Phi đội 1 thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, sinh năm 1992. Trú quán: tại phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương thăm hỏi, động viên gia đình và làm công tác chính sách đối với đồng chí Trần Ngọc Duy và gia đình.

Nghẹn lòng trước hình ảnh chiếc mũ vỡ kính của của phi công Trần Ngọc Duy tìm thấy tại hiện trường sau chuyến bay cuối cùng - Ảnh 1
Chiếc mũ bay của phi công Trần Ngọc Duy được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn. Kính mũ đã vỡ, quai mũ vẫn còn gắn kèm mặt nạ dưỡng khí và bộ đàm - Ảnh: Zingnews

Theo thông tin từ Zingnews, ngày 1/2, trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Phú Thái, tác giả tập sách Lính Bay nổi tiếng bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh di vật còn lại sau vụ tai nạn máy bay Su-22 của phi công Trần Ngọc Duy.

Chiếc mũ bay của anh Duy được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn. Kính mũ đã vỡ, quai vẫn còn gắn kèm mặt nạ dưỡng khí. Trên đỉnh mũ có mảnh giấy dán băng keo ghi tên chủ nhân.

Trung tướng Phạm Phú Thái chia sẻ nỗi mất mát của lực lượng không quân Việt Nam khi một người lính bay trẻ tuổi hy sinh. Ông trân trọng gọi người phi công kém mình 43 tuổi là "đồng đội", đồng thời có mặt tại Yên Bái để dự tang lễ của anh.

Nghẹn lòng trước hình ảnh chiếc mũ vỡ kính của của phi công Trần Ngọc Duy tìm thấy tại hiện trường sau chuyến bay cuối cùng - Ảnh 2
Phi công Trần Ngọc Duy được truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn từ Đại úy lên Thiếu tá - Ảnh: báo Chính phủ

Chia sẻ về sự hy sinh của phi công Trần Ngọc Duy, trung tướng Phạm Phú Thái viết: "Sự hy sinh trong hoạt động bay của không quân trong thời bình cũng giống như hy sinh mất mát trong chiến tranh, nên chiến tranh không bao giờ kết thúc trong lực lượng không quân".

Tại tang lễ phi công Trần Ngọc Duy, trung tướng, cựu phi công vũ trụ Phạm Tuân cũng có mặt để thắp nén hương cho người đồng đội trẻ.

Lời hứa ở nhà mới dở dang của phi công Trần Ngọc Duy: Con đầu chỉ mới 6 tuổi, con gái út 13 tháng không còn được gặp cha

Người thân và bà con hàng xóm vẫn chưa thôi bàng hoàng, xót xa về thông tin về vụ rơi máy bay khiến Thiếu tá phi công Trần Ngọc Duy tử nạn.

TIN MỚI NHẤT