Lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm H5N8 trên người, WHO nhấn mạnh virus 'không có triệu chứng'

Xã hội 26/02/2021 11:29

Một báo cáo mới đây của Nga gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đã phát hiện những trường hợp nhiễm cúm H5N8 trên người đầu tiên của thế giới. Đó thực sự là một cảnh báo bởi virus cúm gia cầm H5N8 trước nay chỉ lây nhiễm trên gia cầm chứ không truyền sang cho con người.

Báo cáo cho biết có 7 công nhân làm việc tại một trang trại ở miền nam nước Nga đã nhiễm virus cúm trong một đợt bùng phát dịch vào tháng 12 năm ngoái. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Vektor đã phân lập vật liệu di truyền của chủng virus này và xác nhận đó là H5N8.

Ngay sau khi phát hiện 7 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên này, Nga đã gửi cảnh báo tới Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

cum gia cam 1
Trước đây, cúm gia cầm chỉ xuất hiện trên động vật - Ảnh minh họa: Internet

Người đứng đầu cơ quan giám sát sức khỏe Rospotrebnadzor của Nga, bà Anna Popova, cho biết mặc dù nhiễm virus H5N8 nhưng sức khỏe của cả 7 công nhân hiện vẫn ổn định. Các ca nhiễm này hiện đang được theo dõi chặt chẽ tại Nga để xem virus H5N8 có biến chủng và lây từ người sang người được. 

Bà Popova cho biết: “Thông tin về trường hợp lây truyền cúm gia cầm H5N8 đầu tiên trên thế giới sang người đã được gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Mặc dù chủng vi khuẩn H5N8 rất dễ lây lan gây ra cái chết cho các loài chim, nhưng trước đây nó chưa từng được báo cáo là đã lây lan sang người."

Trong thông báo mới nhất của mình, WHO xác nhận rằng họ đã được Nga thông báo về diễn biến này. WHO nhấn mạnh rằng các công nhân người Nga nhiễm virus nhưng "không có triệu chứng"

"Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên H5N8 lây nhiễm sang người", một người phát ngôn của WHO cho biết.

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cảnh giác, bởi nhiều chủng cúm gia cầm rất nguy hiểm. Chẳng hạn, nhiễm H5N1 trên người có thể gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong tới 60%.

Trong khi đó, Gwenael Vourc'h, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Quốc gia của Pháp chia sẻ với AFP, virus cúm tiến hóa "khá nhanh". Vì vậy, bà nghi ngờ có thể đã có những trường hợp nhiễm H5N8 khác chưa được báo cáo ở Nga. Bà cho biết: "Đây có lẽ là phần nổi của tảng băng chìm".

Francois Renaud, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), thì bình tĩnh hơn. Ông nói rằng mình "không đặc biệt lo lắng" trong giai đoạn này.

Đại dịch COVID-19 đã dạy cho các quốc gia một bài học rằng họ luôn phải trung thực và cảnh giác với các mối đe dọa tiềm ẩn, chẳng hạn như virus nhiễm từ động vật sang người. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện ra 7 trường hợp nhiễm H5N8 đầu tiên, Nga đã chia sẻ thông tin với WHO.

Đó là cơ sở để Renaud tin rằng: "Các biện pháp hà khắc sẽ được thực hiện ngay lập tức để ngăn chặn sự bùng phát nếu nó có thể xảy ra".

gia cam 2
Nhiễm H5N1 trên người có thể gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong tới 60% - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Virus Nhà nước Vektor của Nga đang phát triển một loại vắc-xin chống COVID-19. Giới chức trách ở đây cho biết mọi thứ liên quan đã sẵn sàng để bắt đầu phát triển các bộ kit xét nghiệm giúp phát hiện các trường hợp nhiễm H5N8 tiềm ẩn trên người và bắt đầu nghiên cứu vắc-xin cho virus này.

Trước đây, Liên Xô từng là một cường quốc khoa học và Nga đang tìm cách giành lại vai trò lãnh đạo trong nghiên cứu vắc-xin dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Vào tháng 8, họ đã cấp giấy phép lưu hành cho một loại vắc-xin COVID-19 có tên Sputnik V, trước nhiều tháng so với các đối thủ phương Tây.

Sau những hoài nghi ban đầu, tạp chí The Lancet tháng này đã công bố kết quả cho thấy vắc-xin COVID-19 của Nga rất an toàn và đạt hiệu quả tới 91,6%.

Kỳ thực tập đặc biệt của 30 sinh viên trường Y trong cuộc chiến COVID-19

Giữa diễn biến phức tạp của tình hình COVID-19, 30 sinh viên năm 4 thuộc ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch bệnh và coi đó là một kỳ thực tập đặc biệt.

TIN MỚI NHẤT