Vào thời điểm giao mùa, phụ huynh cần phòng ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh cho con trẻ như thế nào?

Tin y tế 11/11/2021 16:33

Bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ và xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

Theo chia sẻ thông tin từ Vietnamnet, loại virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, còn có các loại virus khác như: Rhinovuris, hMPV, Andenovirus, cúm,...

virus hop bao ho hap
Bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh: Vietnamnet

Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm Hô hấp tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp nặng, trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Bệnh hay gặp ở nhóm dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nặng như trẻ đẻ non, cân nặng sơ sinh thấp, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ có bệnh tim bẩm sinh, tăng áp lực động mạch phổi.

Bệnh phổi mãn tính: Loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh lý thần kinh cơ.

Đường lây truyền: Qua giọt bắn và dịch tiết của đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi, chảy mũi, hoặc tiếp xúc trực tiếp như tiếp xúc dịch tiết hô hấp trên các bề mặt. Thói quen hôn hít trẻ cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ nhiễm virus RSV.

virus hop bao ho hap 1
Sau khi phát hiện các triệu chứng liên quan, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời - Ảnh: Sức khoẻ và đời sống

Theo thông tin từ Sức khoẻ và đời sống, trẻ em bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu ban đầu là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi… Giai đoạn toàn phát trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: Bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sau khi mắc bệnh, phương pháp điều trị là trẻ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt khi nhạp viện. Trẻ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế như làm thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp khi cần, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc toàn diện, hướng dẫn cách phòng bệnh.

Lý giải hiện tượng không mắc Covid-19 dù tiếp xúc gần, 'mở đường' cho thế hệ vaccine mới trong tương lai

Tế bào T là dạng tế bào đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ những kẻ xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, loại tế bào này có khả năng loại bỏ virus từ sớm, dẫn tới kết quả âm tính với xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng thể.

TIN MỚI NHẤT