Các nhà khoa học đã chế tạo ra một loại miếng dán vaccine vi kim được in theo công nghệ 3D. Đây là phương pháp mới được cho là thay thế kim tiêm để tránh gây đau cho bệnh nhân.
- Hiệu quả phòng Covid-19 của vắc xin Pfizer giảm, nhưng vẫn ngăn 90% khả năng tử vong
- Bộ Y tế công bố những điều kiện để người dân không cần test Covid-19 khi di chuyển đến vùng 'bình thường mới'
Theo chia sẻ thông tin từ An ninh thế giới, trong các thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể chuột, miếng dán vaccine sinh ra phản ứng miễn dịch cao gấp 10 lần, cùng các phản ứng kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên và tế bào T lớn hơn 50 lần nếu so với dùng kim tiêm vào bắp tay.
Nó là miếng dán polymer có kích cỡ nhỏ hơn đồng xu, dùng một liều lượng vaccine ít hơn cũng như có thể chuyển đến tận nhà người dân thông qua bưu điện và người dân có thể tự dùng, từ đây giảm sự có mặt của lực lượng y tế qua đào tạo. Miếng dán vaccine 3D cũng mang đến tâm lý hào hứng đón nhận đối với những người sợ hãi khi nói đến “kim tiêm”' (Trypanophobia) là nguyên nhân khiến một số người ngại tiêm chủng COVID-19.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thử nghiệm lâm sàng miếng dán vaccine 3D trên cơ thể người, nhưng hứa hẹn nó sẽ là một giải pháp tiêm chủng mới trong tương lai. Miếng dán vaccine mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill.
Tác giả nghiên cứu chính Joseph M. DeSimone, giáo sư về kỹ thuật hóa học tại Đại học Stanford, giải thích: “Khi phát triển công nghệ này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ thúc đẩy sản xuất vaccine nhanh trên toàn cầu, ở dạng liều thấp, và là một giải pháp không gây đau đớn hay lo âu”. Những miếng dán vi kim được in bằng công nghệ 3D bằng cách dùng máy in 3D nguyên mẫu CLIP do GS DeSimone phát minh và do hãng CARBON chế tạo (GS DeSimone cũng là đồng sáng lập tại thung lũng Silicon). In ấn 3D bằng cách dùng phần mềm để tạo ra một thiết kế 3 chiều trước khi thiết bị theo công nghệ robot in nó ra.
Các vi kim trên miếng dán sẽ được phủ dịch vaccine, không đau khi cắm trên da. Các vi kim có thể được chế tạo bằng công nghệ in 3D từ đủ loại vật liệu khác nhau như kim loại đặc, silicon và cả polymers. Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Shaomin Tian, nhà nghiên cứu tại Khoa Miễn dịch và Vi trùng học thuộc trường y Đại học Bắc Carolina, phát biểu: “Nói chung thì đó là một thách thức nhằm khiến vi kim thích ứng với các loại vaccine khác nhau. Những vấn đề này cùng với các thách thức trong khâu sản xuất đã làm kìm hãm lĩnh vực vi kim trong tiêm chủng”.
Việc dễ dàng dùng miếng dán vaccine sẽ làm tăng tỷ lệ chủng ngừa cao hơn và tránh tâm lý ngại vaccine trong các đại dịch tương lai. Nhóm các nhà vi sinh học và kỹ sư hóa đang tiếp tục đổi mới bằng cách điều chế vaccine RNA (như các loại vaccine Pfizer và Moderna đang được sử dụng) thành những miếng dán vi kim cho xét nghiệm tương lai. Nghiên cứu mới đã được công bố trên Kỷ yếu Hàn lâm khoa học quốc gia.