Theo thông tin mới nhất, ngoài triệu chứng mắc COVID-19 thường thấy ở cả tim và hệ thần kinh, bệnh nhân hiện nay có thể bị đau cơ với cơn nhói đau ở vai và chân bất thường.
- Hiệu quả của vaccine phòng bệnh COVID-19 hiện nay
- Số ca COVID-19 trong ngày của Việt Nam tăng đột biến: hôm qua hơn hôm trước gần gấp đôi
Theo VietNamNet, mất khứu giác và vị giác, sốt cao, khó thở được coi là những triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19.
Nhưng với sự xuất hiện của biến thể Omicron và phạm vi tiêm chủng ngày càng tăng, triệu chứng liên quan đến Covid-19 dần khác đi. Các biểu hiện được ghi nhận rộng rãi bao gồm đau họng, sổ mũi, nhức đầu và mệt mỏi.
Đầu năm 2023, một số bệnh nhân bị đau cơ với cơn nhói đau ở vai và chân. Tình trạng này được cho là tác động của các phân tử gây viêm do các tế bào miễn dịch giải phóng để chống lại virus.
Theo Mint, Tiến sĩ Angelique Coetzee, người đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron, đánh giá, chứng đau cơ có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bệnh nhân chưa tiêm phòng. Nhưng những trường hợp đã tiêm vắc xin vẫn có thể có biểu hiện này.
Mức độ đau đớn từ nhẹ tới trầm trọng. Với một số người, tình trạng đau cơ khiến họ không thể làm những công việc quen thuộc hằng ngày. Đau cơ do Covid-19 kéo dài trung bình từ hai đến ba ngày nhưng cũng có thể lâu hơn.
Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ khuyến cáo hiện nay, thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các vi rút lây lan, trong đó có SARS-CoV-2 phát triển và lây lan.
Thời gian sắp tới nếu có đi lại, du lịch, nếu người dân chủ quan không có các biện pháp phòng hộ cá nhân như mang khẩu trang, rửa tay thì số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng, vì thế nên duy trì nguyên tắc 2K (khẩu trang và khử khuẩn), không chỉ phòng COVID-19 mà còn các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B.
Với ngành y tế cần đánh giá về các chủng vi rút mới, khả năng phòng bệnh của vắc xin để khuyến cáo người dân và có biện pháp đáp ứng phù hợp, không bị động.
Theo PGS Đỗ Văn Dũng thông tin trên Báo Tuổi Trẻ, người đã tiêm đủ mũi vắc xin sẽ đủ miễn dịch, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng. Trẻ em đi học có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng đa số là triệu chứng nhẹ, nhẹ hơn cúm mùa. Do đó, học sinh không cần tiêm mũi bổ sung vắc xin.
Hiện nay, nhiều quốc gia khuyến cáo người có yếu tố nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền nên tiêm vắc xin COVID-19 nhắc lại hằng năm để tăng cường miễn dịch.