Bé sơ sinh là thai đôi, cân nặng nhẹ vì sinh non, sức khỏe phải thở máy và rất nhiều biến chứng sau đó đã được cấp cứu thành công.
- Kì tích: Bé trai ngừng tim, ngã gục sau cú đá bóng rất mạnh của đồng đội được cứu sống một cách ngoạn mục: lưu ý 'thời gian vàng'
- Gần 2.000 bệnh nhi được tham dự phiên chợ ‘Xuân yêu thương’, bệnh nhân ung thư về nhà trên những chuyến xe 0 đồng
Theo thông tin từ PGS. TS. Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ trên Báo VnExpress cho hay, người mẹ mang song thai bị vỡ ối khi thai mới 29 tuần. Hai trẻ chào đời, một bé nặng 1,3 kg, bé còn lại chỉ nặng 800 g phải thở máy ngay sau sinh. Ngày thứ 5 sau chào đời, cháu bị thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
Bé được các bác sĩ Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hồi sức tích cực. Sau hội chẩn liên viện, các bác sĩ quyết định phẫu thuật hy vọng cứu sống cháu. Bé được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật, rửa sạch ổ bụng, dẫn lưu lỗ thủng ruột ra ngoài.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải đảm bảo thông khí, huyết áp, nhịp tim, giữ thân nhiệt bé để không bị hạ nhiệt độ cơ thể - là nguy cơ gây tử vong sau phẫu thuật.
Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, sau 2 tháng cháu được ra viện với cân nặng là 2,4kg, sau 5 tháng cháu được 4kg. Giữa tháng 1/2023, cháu được gia đình đưa đến Bệnh viện Việt Đức đóng hai đầu ruột lại. Sau phẫu thuật 5 ngày cháu đã ăn sữa.
Với một cháu bé sinh đôi, thai 29 tuần, cân nặng chỉ 800 gram, để nuôi được đã rất khó, cháu lại bị biến chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng của các cháu sơ sinh non yếu đó là viêm phúc mạc do thủng ruột.
PGS.TS Nguyễn Việt Hoa chia sẻ: Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ không những đảm bảo thông khí, huyết áp, nhịp tim mà còn phải đảm bảo giữ thân nhiệt để không bị tụt nhiệt độ cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật, là nguy cơ gây tử vong sau phẫu thuật.