Căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch Covid-19 mà chính phủ sẽ chuyển các biện pháp chống dịch từ dành cho các bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
- Ngày 16/3, cả nước ghi nhận 180.558 ca bệnh, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm COVID-19
- Hiểu rõ hơn về 'tái nhiễm COVID-19': Bệnh có nặng hơn lần đầu? Nguyên tắc phòng tránh thế nào?
Theo Zing News, vào ngày 17/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch Covid-19. Trong Nghị quyết này, có một nội dung đáng chú ý liên quan đến việc chuyển đổi nhóm bệnh của Covid-19.
Cụ thể, căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch Covid-19 mà Chính phủ sẽ chuyển đổi biện pháp phòng chống dịch từ dành cho bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngoài ra, luôn sẵn sàng các kịch bản dành cho mọi tình huống, kể cả khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trên diện rộng, vượt qua cả năng lực của hệ thống y tế hoặc xuất hiện thêm biến thể mới nguy hiểm hơn.
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ghi rõ, bệnh truyền nhiễm nhóm A là bao gồm các căn bệnh có mức độ nguy hiểm đặc biệt, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Còn nhóm A là các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Ngoài ra, theo Thanh Niên, trong Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch Covid-19 còn đưa ra một mục tiêu về tiêm vaccine Covid-19. Cụ thể, hết quý 1/2022 sẽ hoàn thành các mũi tiêm thứ 2 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 3 cho công dân từ 18 tuổi trở lên khi đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng nằm trong nhóm chống chỉ định tiêm. Ngoài ra, đảm bảo đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm nay.