Rất nhiều người nghi ngờ về mối quan hệ giữa COVID-19 và rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới chỉ ra không như vậy.
- Mỹ đã có vaccine phòng virus RSV đầu tiên sau nhiều thập kỷ nỗ lực
- Nóng: Ngày 4/5, số mắc COVID-19 mới tăng mạnh, lên 2.233 ca
Theo thông tin từ Báo VietNamPlus, đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ.
Trước đó, một số phụ nữ đã thông báo những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những người có tư tưởng bài vaccine đã "thêu dệt" thông tin trên khi tìm cách truyền bá thông tin sai lệch trên mạng về những nguy cơ được cho là của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bên cạnh đó, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu độc lập về việc liệu phụ nữ có liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi gặp các vấn đề kinh nguyệt.
Nghiên cứu trước đó sử dụng dữ liệu tự báo cáo, trong đó có thông tin từ các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, để chỉ ra rằng một số phụ nữ ghi nhận những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nghiên cứu trên đã xem xét các mũi thứ nhất, thứ hai và thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca được tiêm cho phụ nữ Thụy Điển, trong độ tuổi từ 12-74, từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2022.
Kết quả cho thấy đối với phụ nữ chưa mãn kinh, không có mối liên quan nào giữa việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với rối loạn kinh nguyệt sau khi đã điều chỉnh các biến số.
Đối với phụ nữ đã mãn kinh, tỷ lệ tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế đối với các vấn đề kinh nguyệt tăng nhẹ sau khi tiêm mũi thứ ba vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna.
Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa 2 yếu tố này "thấp."
Nói cách khác, nghiên cứu không cung cấp bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 với việc tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế đối với rối loạn kinh nguyệt.
Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, UBND TP.HCM chỉ đạo ngành y tế và các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai ngay các giải pháp nhằm bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, cụ thể:
- Cập nhật danh sách và quản lý người thuộc nhóm nguy cơ: UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, bao gồm người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 ở người trên 18 tuổi.
- Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: Các địa phương rà soát lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều.
Vận động đến các điểm tiêm trên địa bàn tiêm hoặc tiêm lưu động tại nhà cho người không di chuyển được, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ.
Tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ mũi cơ bản, đặc biệt tại các địa phương có tỉ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 2 dưới 80%.
Song song đó rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình với người thuộc nhóm nguy cơ.
- Tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19: Hỗ trợ người thuộc nhóm nguy cơ theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc COVID-19. Khi cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc, cấp phát thuốc điều trị.
Cần tách riêng người nhóm nguy cơ với người cùng gia đình mắc COVID-19. Theo dõi, cách ly, điều trị cho người cùng gia đình mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh.
- Cần truyền thông, tư vấn cho người nguy cơ, hộ gia đình có người nguy cơ biết cách tự theo dõi sức khỏe, thực hiện tốt thông điệp 2K. Đặc biệt, tuân thủ đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi đông người.
Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác... cần báo ngay cho trạm y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị.