Chủ tịch VCCI: Đề nghị xem xét bỏ Chỉ thị 15, 16, 19

Tin y tế 26/09/2021 11:46

Đề nghị ban hành một Văn bản pháp luật mới thay thế các Chỉ thị 15, 16, 19… với nội dung phù hợp tình hình mới, chiến lược chống dịch mới và quan điểm “sống chung lâu dài với dịch bệnh” - chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu trong Hội Nghị hôm nay.

Theo Pháp Luật TP.HCM, chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công trong phát biểu tại "Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp" đã có nhiều đề xuất tổng hợp từ đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Công khẳng định rằng đợt bùng dịch thứ 4 tại Việt Nam diễn biến phức tạp và không thể trở về trạng thái “Zero COVID”, do đó nếu giãn cách xã hội mãi thì các doanh nghiệp sẽ sụp đổ.

Cộng đồng doanh nghiệp thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là “Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”. Điều này sẽ thay đổi chiến lược ứng phó COVID-19, thay vì dồn toàn lực tập trung cho một mặt trận chính là phòng chống dịch bệnh. Ông Công nói và cho rằng cả hai “mặt trận” là "Phát triền kinh tế" và "Phòng dịch" đều quan trọng và tác động qua lại với nhau.

chi thi 15
Thủ tướng và các doanh nghiệp trước khi bước vào hội nghị - Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Chủ tịch VCCI nói cộng đồng doanh nghiệp đề xuất 2 chủ trương mới. Đó là nhìn nhận doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Cùng với đó, VCCI đề nghị xem xét đổi tên các “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19” thành “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế”. 

“Đề nghị Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định về phòng chống dịch trong tình hình mới. Đề nghị ban hành một Văn bản pháp luật mới thay thế các Chỉ thị 15, 16, 19… với nội dung phù hợp tình hình mới, chiến lược chống dịch mới và quan điểm “sống chung lâu dài với dịch bệnh.

Hơn nữa, Chỉ thị không phải một hình thức văn bản pháp luật, chỉ nên sử dụng trong trường hợp cấp bách, không nên sử dụng lâu dài”- ông Công phát biểu.

Chủ tịch VCCI cũng đề nghị “có cơ chế để huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia công tác phòng chống dịch”, hoàn thiện hệ thống “Thẻ xanh COVID-19”…

Ngoài ra, Chủ tịch VCCI cũng thay mặt cộng đồng doanh nghiệp đưa nhiều kiến nghị khác mang tính chất dài hơi, chiến lược nhằm duy trì và phục hồi sản xuất.

Vaccin Pfizer và Moderna có hiệu quả thế nào sau vài tháng tiêm chủng?

Nhóm cố vấn của CDC Mỹ nhận thấy rằng sau nhiều tháng tiêm đủ 2 mũi vaccine mRNA, hiệu quả bảo vệ của chúng suy giảm, nhất là Pfizer.

TIN MỚI NHẤT