Các ca COVID-19 không triệu chứng nhưng mức độ tiến triển nặng vẫn gây nguy hiểm được các chuyên gia cảnh báo.
- Tình hình sức khỏe mới nhất của cô gái bị cây ngã đè ngang người ở Đắk Lắk
- Nóng: Ngày 29/4, có 1.892 ca COVID-19 mới, bệnh nhân thở oxy tăng lên 122
Theo Báo Tin Tức trước đó, phát hiện nhiều ca bệnh không có triệu chứng. Cụ thể kể đến 30% số ca không có triệu chứng, 70% số ca có triệu chứng nhẹ hoặc ít xuất hiện ở tỉnh Quảng Ninh.
Theo VOV, mặc dù không đáng lo ngại vì đa phần các ca COVID-19 đều ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, song theo các chuyên gia, với những người cao tuổi, người có bệnh nền vẫn không nên chủ quan bởi COVID-19 có thể làm bệnh nền tiến triển nặng.
Ngành Y tế tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19; hướng dẫn các đơn vị triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch; thường xuyên đánh giá, nhận định tình hình dịch trên địa bàn tỉnh; rà soát, đảm bảo đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị và sinh phẩm cần thiết sẵn sàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng theo Báo Đầu tư, từ tháng 4 đến nay, bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện đã gia tăng, trong đó nhiều ca nặng phải chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, trước diễn biến dịch Covid-19 gần đây, các địa phương cần tăng cường giám sát trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương tăng cao, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dự báo dịch sẽ gia tăng sau kỳ nghỉ lễ.
Người dân, học sinh, sinh viên trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ lễ thì công tác phòng, chống dịch phải được các địa phương chú trọng và tăng cường kiểm soát hơn.
Bộ Y tế cũng lưu ý, sau kỳ nghỉ lễ, các trường học bước vào kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT và đại học. Vì vậy, ngành Y tế các địa phương tiếp tục tăng cường phối hợp với ngành giáo dục đảm bảo an toàn cho học sinh, cũng như phòng, chống dịch trong nhà trường.
Các Viện Pastuer, Viện Vệ sinh dịch tễ khu vực phải phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố đã được phân công để tăng cường giám sát, đánh giá thêm các ca nhập viện, ca nặng. Từ đó, có dữ liệu tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin.
Để phòng, chống dịch hiệu quả, đặc biệt không để bùng phát dịch sau kỳ nghỉ lễ, các chuyên gia đều khuyến cáo người dân chủ động phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và nên làm thường xuyên, liên tục.
Dịp nghỉ lễ kéo dài những người có nguy cơ cao nên ở nhà, hạn chế tới nơi đông người, sắp xếp du lịch vào dịp khác. Đảm bảo thực hiện tốt thông điệp 2K khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, lưu trú lại những nơi đông người.
Trong thời gian đi du lịch, cần ăn ngủ điều độ, tránh thức khuya hay sử dụng rượu bia quá mức, tranh thủ tập thể dục nhẹ nhàng. Người có miễn dịch tốt cần chấp nhận khả năng bị lây nhiễm, nếu bị thì chủ động tự điều trị và tránh lây nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, nên mang theo thuốc hạ sốt, giảm ho, nước muối sinh lý, dung dịch súc họng, máy đo SpO2 và test nhanh Covid-19 để chủ động chăm sóc cho bản thân. Sau khi kết thúc chuyến du lịch, hạn chế tiếp xúc với người thân có bệnh nền trong vòng 24h, làm lại test nhanh để đảm bảo mình không lây nhiễm cho những người có nguy cơ cao.
Cần tập trung bảo vệ cho các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, bằng cách tiêm đầy đủ các mũi vaccine tăng cường. Đồng thời, nên kiểm soát tốt các bệnh nền, thực hiện uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ.