Ba bệnh nhân suýt tử vong vì khó thở, tức ngực sau khi bị ong đốt.
- Trẻ 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng diễn tiến nặng, phải lọc máu liên tục
- WHO khẩn trương tìm thuốc hiếm, sẽ cung cấp 6 lọ thuốc giải độc botulinum để điều trị cho các bệnh nhân Việt Nam
Dẫn theo thông tin từ VietnamNet, tại Phú Thọ đã xảy rá trường hợp 3 người đàn ông mắc chứng khó thở, tức ngực sau khi bị ong đốt vào vùng đầu, mặt và thân mình.
Thời điểm vào viện, các bệnh nhân bị ong đốt khoảng 30 phút không rõ loại ong. Đến viện, bệnh nhân vẫn trong cơn khó thở, nhịp thở nhanh, nông; da niêm mạc kém hồng. Thầy thuốc cấp cứu chẩn đoán ban đầu xác định phản vệ mức độ nặng do ong đốt giờ thứ nhất.
Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí, tiêm adrenalin 1mg 1/2 ống tiêm bắp ngay lúc vào và sau 5 phút, chống dị ứng, truyền dịch, giảm đau, thở oxy. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân đỡ khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định dần về bình thường. Các bệnh nhân tiếp tục được chuyển về Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Liên quan đến 3 trường hợp bị ong đốt nói trên, theo thông tin từ VTV, các bác sĩ cho hay nọc ong có nhiều độc tố, gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy mức độ. Nhẹ thì đau, buốt, sưng nề ở vị trí đốt, nặng thì gây ra tình trạng dị ứng, phản vệ, khó thở, huyết áp tụt, tan máu, rối loạn ý thức, suy thận, suy đa tạng, thậm chí tử vong.
Do đó, khi phát hiện người bị ong đốt, cần nhanh chóng đưa đến khu vực an toàn, đặt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể. Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy nọc ong ra. Tuyệt đối, không dùng tay nặn ép lấy nọc ong vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.