Người phụ nữ nghe một số thông tin trên mạng nói rằng ăn củ ráy có thể chữa bệnh đau xương khớp. Bản thân hay bị đau xương khớp, nên bà đã mua củ ráy về luộc ăn.
- Nhảy vào chậu nước sôi để tắm, bé 4 tuổi bị bỏng nặng: Bác sĩ khuyến cáo 6 lưu ý sơ cứu đúng cách
- Bộ Y tế ban hành mức giá khám bệnh, ngày giường được thanh toán BHYT mới nhất: Tăng khoảng 10%
Theo thông tin từ Dân Trí, sau khi ăn củ ráy luộc, người phụ nữ 54 tuổi (Quảng Ninh) vội vàng đến viện khám vì thấy bỏng rát vùng lưỡi, miệng, nuốt đau. Bác sĩ chẩn đoán bà bị bỏng niêm mạc miệng họng.
Trước đó, bà nghe một số thông tin trên mạng nói rằng ăn củ ráy có thể chữa bệnh đau xương khớp. Bản thân hay bị đau xương khớp, nên bà đã mua củ ráy về luộc ăn.
Tuy nhiên, ngay sau khi ăn bà cảm thấy bỏng rát vùng lưỡi, miệng, nuốt đau. Người bệnh đã vội đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) và được chẩn đoán bị bỏng niêm mạc họng miệng.
Dẫn tin từ VTV, theo các bác sĩ, số lượng củ ráy người bệnh sử dụng ít nên chỉ gây bỏng niêm mạc họng miệng. Nếu người bệnh ăn với số lượng nhiều hơn, lâu hơn sẽ có thể gây bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày. Từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Được biết củ ráy có hình tròn, thân cây trông gần giống với cây môn. Khi tiếp xúc với miệng, củ ráy sẽ phóng thích ra chất độc tác dụng lên niêm mạc miệng, môi lưỡi gây nóng rát và viêm. Nếu ăn nhiều, người ăn có thể bị sưng môi, lưỡi gây khó nói, khó nuốt hay khó thở, thậm chí tử vong.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân hãy luôn thận trọng với những bài thuốc dân gian, truyền miệng hay các bài thuốc trên mạng. Những bài thuốc này chưa được khoa học kiểm chứng về dược tính để chữa bệnh được hay không. Đa số những người bệnh sử dụng các bài thuốc này bệnh tình không thuyên giảm mà lại kéo theo nhiều tác dụng phụ và khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy đến bệnh viện thăm khám, lắng nghe tư vấn và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.