WHO: Tình trạng khẩn cấp y tế có thể chấm dứt trong năm 2022 nhưng Omicron chưa thể là biến chủng cuối cùng

Thế giới 20/01/2022 15:22

Theo hãng AP, tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh có thể kết thúc trong năm nay nhưng biến thể Omicron chưa thể là biến thể cuối cùng.

Tình trạng khẩn cấp y tế có thể kết thúc trong năm nay

"Điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, bao gồm tử vong, nhập viện và phong tỏa có thể sẽ kết thúc trong năm 2022 nếu các vấn đề bất bình đẳng lớn trong tiêm chủng và thuốc điều trị có thể giải quyết nhanh", Người đứng đầu các trường hợp khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Tiến sĩ Michael Ryan cho biết ngày 18/1.

 

WHO: Tình trạng khẩn cấp y tế có thể chấm dứt trong năm 2022 nhưng Omicron chưa thể là biến chủng cuối cùng - Ảnh 1
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ảnh: Reuters

Phát biểu trong cuộc thảo luận về việc bất bình đẳng vaccine do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức, Tiến sĩ Michael Ryan cho rằng chúng ta sẽ chưa thể chấm dứt đại dịch khi biến thể mới vẫn xuất hiện. Tuy nhiên, thế giới vẫn có cơ hội để chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế công cộng trong năm nay nếu chúng ta có thể làm những điều từng thảo luận.

WHO từng lên tiếng về sự mất cân bằng trong tiêm chủng Covid-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo là sự thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức. Ước tính dưới 10% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận vaccine dù chỉ 1 mũi tiêm duy nhất.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo thế giới và các doanh nghiệp, Tiến sĩ Ryan khẳng định nếu vaccine và các công cụ khác không thể chia sẻ công bằng thì thảm kịch dịch bệnh sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai.

"Những gì chúng ta cần làm là giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh thông qua tiêm phòng đầy đủ cho người dân trên khắp thế giới để không ai tử vong vì Covid-19. Các vấn đề nảy sinh giữa dịch bệnh là tử vong và nhập viện. Điều này đã gây gián đoạn cho hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị.

Theo Tiến sĩ Ryan, các cuộc thảo luận đánh giá xem Covid-19 có phải là bệnh đặc hữu hay không vẫn tiếp tục diễn ra. Tây Ban Nha cũng đã lên tiếng sẵn sàng chấp nhận sống chung với virus đồng thời tiếp tục các biện pháp tăng cường để ngăn cản mức độ lây lan tiếp diễn.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố người dân sẽ "phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2, giống như cách chúng ta tiếp cận với nhiều virus khác".

"Bệnh sốt rét đã giết chết hàng trăm nghìn người và bệnh HIV cũng vậy. Bệnh đặc hữu được hiểu là nó vẫn ở đây mãi mãi", ông Ryan nói.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã thảo luận về các phương pháp tiếp cận đại dịch, nhấn mạnh quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng rộng rãi và có chiến lược đi đầu trong việc triển khai các loại thuốc và vaccine chống Covid-19.

Theo thống kê của Bộ Y tế Israel, 62% người dân nước này đã tiêm chủng đầy đủ, bao gồm cả mũi nhắc lại. Trích dẫn nghiên cứu ở Israel, ông Bennet khẳng định chúng tôi muốn là quốc gia đầu tiên trên thế giới có thể biết được vaccine và biến thể mới có phản ứng ra sao.

Thêm vào đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nói rằng Nhật Bản có tỷ lệ tiêm chủng cao vì xã hội đều coi trọng bảo vệ người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương. Ông Fumio Kishida nhấn mạnh tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt cho đến cuối tháng 2/2022. Thủ tướng Fumio Kishida khẳng định sẽ tiếp tục giữ cân bằng giữa các biện pháp hạn chế và phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, chính sách 0-Covid sẽ không thể tiếp tục áp dụng vì không còn phù hợp.

Omicron chưa thể là biến thể cuối cùng

Trong cuộc họp báo vào ngày 18/1, Tổng Giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh biến thể Omciron tiếp tục lây lan mạnh trên thế giới với ghi nhận 18 triệu ca mắc mới trong tuần trước.

Các quan chức y tế công cộng cũng cảnh báo rất khó có khả năng Covid-19 sẽ bị loại bỏ và khẳng định dịch bệnh sẽ khiến nhiều người đối mặt với rủi ro cao như tử vong trong thời gian tới.

Tham luận viên Gabriela Bucher – Giám đốc điều hành của tổ chức chống đói nghèo Oxfam International nhấn mạnh sự cần thiết để phân phối vaccine công bằng và sản xuất vaccine quy mô lớn. Trong khi đó, ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi đã chỉ trích các thất bại trong hợp tác và đoàn kết toàn cầu trong 2 năm qua, khẳng định điều đó "hoàn toàn không thể chấp nhận được vì rất ít người dân châu Phi có cơ hội được tiêm vaccine. Theo ông John Nkengasong, chỉ khoảng 10% trong số 1,2 tỷ dân ở châu Phi có thể tiếp cận vaccine đầy đủ.

"Nghiên cứu cho thấy 80% người dân châu Phi đều sẵn sàng tiêm nếu có vaccine", ông John Nkengasong khẳng định.

WHO ngày 18/1 khẳng định đại dịch sẽ chưa thể kết thúc cho dù số ca mắc biến thể Omicron đã giảm ở một số quốc gia. Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo mức độ lây nhiễm cao trên khắp thế giới trước biến thể mới có thể xảy ra khi xuất hiện các đột biến của virus.

"Chúng tôi đã nghe rất nhiều người nói rằng biến thể Omicron đang là biến thể cuối cùng nhưng không phải vậy. Biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan mạnh ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới", bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

 

Theo WHO, các ca mắc mới vẫn tiếp tục tăng 20% trên toàn cầu trong tuần qua. Tuy nhiên, bà Van Kerkhove khẳng định các ca lây nhiễm mới thực tế sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Bruce Aylward, một quan chức cấp cao của WHO cảnh báo mức độ lây truyền cao sẽ tạo cơ hội cho virus nhân bản và đột biến nhiều hơn, làm tăng nguy cơ xuất hiện biến thể mới.

"Chúng ta chưa thể nắm bắt hết hậu quả của vấn đề này. Hầu hết những gì chúng ta thấy cho đến nay là mức độ lây truyền đang vượt ngoài tầm kiểm soát . Chúng ta sẽ phải trả giá cho việc xuất hiện các biến thể mới gây ra bất ổn và không chắc chắn ở phía trước", Tiến sĩ Bruce Aylward nhấn mạnh.

 

Phát hiện MỚI về tác dụng của mũi tiêm thứ 4 đối với biến chủng Omicron

Các chuyên gia khẳng định: "Mũi vaccine COVID-19 thứ 4 làm tăng số lượng kháng thể, thậm chí cao hơn so với mức kháng thể có được sau mũi vaccine thứ 3".

TIN MỚI NHẤT