Giới chức Nhật Bản hồi tháng 8 đã đình chỉ 3 lô vắc-xin Moderna gồm 1,63 triệu liều sau khi được thông báo về tình trạng nhiễm hạt thép không gỉ bên trong 39 lọ.
- Điểm khác biệt giữa vaccine phòng COVID-19 của trẻ em với người lớn, liên quan trực tiếp đến liều lượng vaccine được tiêm
- Các chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 trước mùa đông, kết quả gây sốc khi thử nghiệm trên chuột nhiễm SARS-CoV-2
Theo báo cáo của Takeda được công bố trên tờ Reuters, công ty Rovi của Tây Ban Nha - đơn vị sản xuất vắc-xin Moderna - đã phát hiện một số lọ vắc-xin nhiễm hạt kim loại từ tháng 7/2021, nhưng vẫn vận chuyển số vắc-xin cùng dây chuyền đến Nhật Bản.
Nguyên nhân khiến hạt kim loại lẫn vào vắc-xin được xác định là do khâu lắp ráp máy móc. "Các kỹ thuật viên đánh giá thiếu chính xác bằng mắt thường về khoảng cách tiêu chuẩn 1mm giữa bánh răng và nút lọ vắc-xin ở khâu đóng chai".
Giới chức Nhật Bản hồi tháng 8 đã đình chỉ 3 lô vắc-xin Moderna gồm 1,63 triệu liều sau khi được thông báo về tình trạng nhiễm hạt thép không gỉ bên trong 39 lọ. Hãng dược Moderna sau đó đã tiến hành một cuộc điều tra với sự phối hợp của Rovi và Takeda - công ty nhập khẩu và phân phối vắc-xin ở Nhật Bản.
Tổng cộng 5 lô vắc-xin Moderna sản xuất tại Rovi từ ngày 27/6 đến ngày 3/7 đã được kiểm tra. Trong số này có 3 lô được chuyển đến Nhật Bản và đã được đưa vào sử dụng. Lô thứ tư không được xuất xưởng sau khi Rovi phát hiện nhiễm hạt kim loại vào ngày 2/7, và lô thứ năm cũng bị Rovi giữ lại.
Báo cáo của Takeda khẳng định "dây chuyền đã được cải tiến, và sử dụng một công cụ chính xác hơn giúp ngăn chặn vấn đề này tái diễn".
Các công ty và Bộ Y tế Nhật Bản cho biết hạt thép không gỉ không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khoẻ con người.