Đối mặt với việc các lò hỏa thiêu liên tục bị quá tải và không có nơi chôn cất tro cốt sau khi thiêu, nhiều tro cốt sẽ được dùng để xây một công viên tưởng niệm những người đã ra đi vì Covid-19.
- Sốc: Vắc xin giả tràn lan, hơn 2.600 người Ấn Độ được tiêm ‘vắc xin nước muối’
- Ấn Độ báo động với hơn 40.000 ca nhiễm trùng nấm đen trong đó có hơn 3.000 ca tử vong
Theo hãng tin AFP, tổng số ca nhiễm vào ngày 2/7 tại Ấn Độ đã vượt qua 30 triệu người, chỉ đứng sau Mỹ nếu con số này là chính xác. Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng sô liệu về các ca tử vọng do Covid-19 tại đây thật ra cao hơn nhiều lần so với các con số được đưa ra chính thức.
Theo những thông tin từ tháng 4, các bệnh viện và lò thiêu của Ấn Độ liên tục ở trong tình trạng quá tải do đợt dịch bùng phát nặng nề kèm theo các di chứng như bệnh nấm,... Bên cạnh đó, biến thể Delta và tâm lý tự mãn của người dân Ấn Độ đã khiến đợt dịch này trở thành một cơn sóng thần nuốt chửng người dân nước này.
Vốn là quốc gia có có số dân cư và mật độ dân số thuộc hàng top trên thế giới, Ấn Độ phải đối mặt với tình trạng thiếu dụng cụ y tế và cơ sở vật chất tại các bệnh viên là vô cùng yếu kém. Nhiều người bệnh đã không thể nhập viện vì quá tải giường bệnh, ngay cả các quan chức cũng phải tự cách li tại nhà nếu không may bị mắc bệnh trong thời gian này. Việc này dẫn đến hệ lụy là các ca nhiễm cứ tiếp tục tăng và số người chết vì Covid-19 cũng không có dấu hiệu giảm gây ra sự ùn tắc tại các lò hỏa thiêu.
Vì không thể hỏa thiêu xác chết cộng thêm việc một số tôn giáo tại Ấn Độ không cho phép các tín đồ được hỏa thiêu sau khi chết dẫn đến thiếu đất chôn, nhiều người đã mai táng người thân của mình ngay tại bờ sông Hằng. Sự việc này dẫn đến sự kiện cả thế giới kinh hoàng phát hiện hàng nghìn xác chết lộ ra sau một trận mưa lớn tại sông Hằng thời gian gần đây. Đối diện với sự thật tàn khốc này, một trung tâm mai táng tại Ấn đã nảy ra ý tưởng dùng tro cốt để xây công viên tưởng niệm.
Tờ South China Post đưa tin, từ khi đợt dịch này bùng phát, nhiều trung tâm hỏa táng rơi vào tình trạng ùn ứ vì nhiều hủ cốt không được thân nhân người chết đến nhận. Cụ thể, giám đốc trung tâm hỏa táng Bhadbhada cho hay: "Trong đợt dịch thứ 2 này, chúng tôi đã phải hỏa thiêu từ 100-150 xác chết mỗi ngày nên không gian để đặt các bình tro cốt là thật sự cần thiết. Nhiều người không tới lấy hủ cốt của người thân họ nên dù có bổ sung thêm nhiều kệ tủ độ đựng chúng thì chúng tôi cũng đã không còn chỗ trống nào nữa".
Giám đốc này cho biết thêm vì tro cốt sẽ được rải xuống sông theo phong tục của người Hindu nên sẽ gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng nếu rải một lần số lượng lớn như vậy. Thế nên, ông và các cộng sự đã nảy ra ý tưởng xây dựng công viên tưởng niệm những người đã khuất vì Covid-19 bằng chính tro cốt của họ. Cụ thể họ sẽ trộn cốt với đất, cát, mùn cưa và phân bò rồi dùng làm vật liệu xây dựng công viên tại một khu đất hoang gần đó.