Phát hiện quả trứng lớn nhất thế giới, nghi là của 'quái vật biển' khổng lồ sống tại Nam Cực cách đây 66 triệu năm
- Con vật đóng băng cứng đơ khiến bác sĩ thốt lên: "Tôi chưa thấy cảnh tượng như vậy trong 24 năm qua" và điều kỳ diệu xảy ra sau 1 đêm
- 10 tên trộm đi làm nhưng quên lắp não khiến con đường vào tù bỗng dưng rộng mở hơn bao giờ hết
Các nhà khảo cổ học ở Đại học Texas phát hiện quả trứng đường kính 30 cm thuộc về một quái vật biển dài 6 m sống cách đây 66 triệu năm ở Nam Cực.
Theo Reuters, các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thấy một hóa thạch 66 triệu năm tuổi tại Nam Cực, được xác định là trứng của một loài bò sát biển khổng lồ sống cùng thời với khủng long.
Được tìm thấy trên bờ biển đảo Seymour ở Nam Cực vào năm 2011, nhưng chỉ đến hiện tại, các nhà khoa học mới xác định được rằng vật thể này là một quả trứng với đường kính 30 cm. Được biết, nhóm nghiên cứu của Đại học Teaxas đã sử dụng kính hiển vi điện tử và các thiết bị quang phổ và nhiễu xạ tia X để đi đến kết luận rằng đây là một quả trứng có vỏ mềm, tương tự như của các loài rắn và thằn lằn ngày nay.
"Đây là quả trứng hoá thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Nam Cực, đồng thời cũng là quả trứng vỏ mềm lớn nhất từng được phát hiện từ trước đến nay", ông Lucas Legendre, chuyên gia ngành cổ sinh vật học của Đại học Texas, đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Nó trông khá giống một quả bóng bầu dục đã bị xịt hơi, với hình dáng thon dài, co lại vơi nhiều nến nhăn trên bề mặt. Một bề mặt bị phẳng trên quả trứng cho thấy đây là phần tiếp xúc trực tiếp với đáy biển. Vỏ của quả trứng rất mỏng và có độ khoáng hoá kém, tương tự như trứng thằn lằn và rắn", ông Legendre cho biết thêm.
Do không có phôi thai bên trong, các nhà khoa học hiện chưa thể xác định chính xác loài bò sát nào đã đẻ ra quả trứng này. Theo giả thiết của nhóm nghiên cứu, quả trứng này có thể thuộc về một loài bò sát cổ đại hiện chưa được phát hiện, được đặt tên là Antarcticoolithus bradyim. Môi trường sống chủ yếu của chúng là ở dưới nước, với kích thước lớn tương tự như loài bò sát biển sống cùng thời như Mosasaur và Plesiosaur.
Vào thời điểm cách đây hàng chục triệu năm, đảo Seymour không có băng bao phủ như hiện tại. Nhiệt độ tại khu vực vào thời điểm đó cũng ấm áp hơn nhiều, với những cánh rừng nguyên sinh bao phủ phần lớn diện tích đất liền. Đây là môi trường thuận lợi cho các loài bò sát sinh trưởng.
Dựa theo kích thước của quả trứng hóa thạch, nhóm nghiên cứu ước tính Antarcticoolithus bradyi có chiều dài cơ thể lên tới 6m. Khác với trứng của chim, cá sấu và nhiều loài khủng long, vốn có vỏ cứng cứng, trứng của Antarcticoolithus bradyi có nhiều nét tương đồng với thằn lằn và rắn, với lớp vỏ mềm.
Giống khủng long, bò sát biển Antarcticoolithus bradyi có thể đã tuyệt chủng vào 66 triệu năm trước, sau khi một thiên thạch khổng lồ lao vào Trái Đất, khiến ¾ sinh vật sống bị xóa sổ hoàn toàn.