Sự chênh lệch nghiêm trọng giữa tỷ lệ những người đã được tiêm chủng ở các nước nghèo và các quốc gia giàu đã trở thành một đề tài nóng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2021.
- Lần đầu tiên bao cao su 'phi giới tính' được phát minh, đặc biệt 'dùng như không dùng'
- Những địa danh du lịch nổi tiếng trong phim Điệp viên 007
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 16 đã được khai mạc vào ngày 30/10 vừa qua tại thủ đô Rome của nước Ý trong bối cảnh toàn thế giới đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19. Trong 2 ngày tổ chức, đã có nhiều lời kêu gọi với mong muốn tăng tỷ lệ người được tiêm chủng tại các quốc gia nghèo.
Chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã kêu gọi hãy tăng tốc trong việc tiêm vaccine cho người dân tại các quốc gia nghèo. Ông cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 3% dân số tại các nước nghèo nhất thế giới đã được tiêm phòng trong khi có đến 70% người dân tại các nước giàu đã được tiêm ít nhất một mũi.
"Sự khác biệt này là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức, đồng thời nó cũng làm chậm đi sự phục hồi toàn cầu." - Thủ tướng Italy Mario Draghi nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị này cũng đã cam kết rằng ông sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) hào phóng hơn trong việc tặng vaccine cho các nước có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nhiều bên cho rằng việc đình chỉ cấp bằng sáng chế vaccine là rất quan trọng trong công cuộc tăng khả năng tiếp cận đối với các nước nghèo.
Canada cho biết rằng họ đang chia sẻ vaccine cũng như tài trợ tiền để phát triển sản xuất vaccine tại Nam Phi - một quốc gia cũng thuộc G20. Phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland cho hay, Canada đang tăng cường cam kết chia sẻ vaccine quốc tế thông qua chương trình COVAX (kế hoạch toàn cầu nhằm phân bổ công bằng các loại đến tất cả các quốc gia trên thế giới) bằng cách tài trợ 200 triệu liều.
Hội nghị thượng đỉnh cũng đang phải đối mặt với sự phục hồi toàn cầu theo 2 hướng, trong đó các nước giàu đang phục hồi nhanh hơn.
Các nước giàu đã tăng cường việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân của mình và kích thích chi tiêu để khởi động lại hoạt động kinh tế, hậu quả là các nước đang phát triển chiếm phần lớn tăng trưởng toàn cầu sẽ bị tụt hậu do tỷ lệ tiêm chủng thấp và khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, tổng thống Pháp đã nói với các phóng viên rằng ông hy vọng G20 sẽ thông qua gói hỗ trợ 100 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế của châu Phi.