Kỷ lục sống 100 ngày dưới nước của một thợ lặn biển

Thế giới 24/04/2023 12:30

Việc sống dưới nước là một điều không dễ dàng nhưng đối với nhà khoa học Joseph Dituri thì đó là một thử thách thú vị bởi vì nhờ có như thế ông mới nghiên cứu ra phương pháp điều trị cho những người bị tổn thương não.

Phá kỷ lục về số ngày sống dưới nước

Loài gặm nhấm thường bị mang tiếng xấu, nhưng nếu không có chúng, khoa học sẽ không thể tiến bộ: vì chuột nhắt và chuột cống phần lớn có cấu tạo gen giống như con người, nên chúng chiếm khoảng 99% tổng số động vật trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, những gì tốt cho chuột không phải lúc nào cũng tốt cho con người. Để hiểu đầy đủ những cách mà chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình, chúng ta cần có những nghiên cứu về con người thực tế.

Nhà khoa học người Mỹ Joseph Dituri, còn được gọi là Tiến sĩ Deep Sea cũng đã đi vào những nghiên cứu như vậy.

Kỷ lục sống 100 ngày dưới nước của một thợ lặn biển - Ảnh 1
Nhà khoa học người Mỹ Joseph Dituri. Ảnh: Instagram

Vào ngày chúng tôi nói chuyện, ông đang tận hưởng ngày thứ 33 liên tiếp ở dưới nước trong một căn hầm có diện tích 9,3 mét vuông có áp suất ở độ sâu gần 7 mét tại Jules 'Undersea Lodge ở Key Largo, tiểu bang Florida của Hoa Kỳ.

Dituri, 55 tuổi, đã có 28 năm làm sĩ quan lặn của Hải quân Hoa Kỳ và sau khi nghỉ hưu với tư cách chỉ huy vào năm 2012, ông đã đăng ký học tại Đại học Nam Florida.

Sau khi chứng kiến ​​một số sĩ quan đồng nghiệp bị tổn thương não, ông muốn tìm hiểu về cách giúp những người như vậy hồi phục.

Ông đã lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật y sinh và hiện là phó giáo sư. Ông đang giảng dạy các lớp học trực tuyến từ nơi ở dưới đáy biển trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Dituri đang cố gắng phá kỷ lục thế giới về việc sống trong môi trường sống cố định dưới nước.

Kỷ lục sống 100 ngày dưới nước của một thợ lặn biển - Ảnh 2
Joseph Duturi chào đón các học sinh lặn biển bên ngoài môi trường sống dưới đáy biển của mình. Ảnh: University of South Florida

Trước đó, các học giả và bậc thầy lặn Bruce Cantrell và Jessica Fain đã lập kỷ lục là 73 ngày, 2 giờ và 34 phút vào năm 2014. Dituri dự định sẽ trải qua 100 ngày dưới biển.

Trong suốt nhiệm vụ của mình – được đặt tên là Dự án Neptune 100 – ông sẽ tiến hành các thí nghiệm về sinh lý học con người, trình diễn công nghệ mới và nghiên cứu sâu hơn khi ở dưới nước.

Thúc đẩy giới hạn của con người

Ông sẽ không hoàn toàn đơn độc trong nhiệm vụ của mình. Những sinh viên may mắn sẽ có cơ hội ghé thăm. Các nhân viên y tế sẽ ghé qua để kiểm tra chỉ số sinh lý của ông. Và ông cũng đang tổ chức các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà khoa học biển đến thăm bao gồm cả nhà đại dương học Sylvia Earle.

Nhà khoa học Dituri được kiểm tra máu, nước tiểu và nước bọt, huyết áp và chức năng não thường xuyên với hy vọng hiểu được tác động đối với cơ thể con người khi nó tồn tại trong một môi trường biệt lập, khắc nghiệt.

Ông đang kiểm tra xem mình có thể đẩy cơ thể và trí óc đi bao xa mà không cần bổ sung bất kỳ thứ gì ngoài việc uống 2.000 IU vitamin D hàng ngày để bù đắp cho việc thiếu ánh nắng mặt trời.

Kỷ lục sống 100 ngày dưới nước của một thợ lặn biển - Ảnh 3
Joseph Dituri sau khi lấy mẫu máu, nước tiểu và nước bọt. Ảnh: Joseph Dituri

Ông cũng đăng ký trực tuyến với chuyên gia tâm lý mỗi tuần một lần và sẽ có một buổi gặp mặt cách ngày một lần cho đến khi kết thúc dự án, để xem anh ấy đang chống đỡ về mặt tinh thần và cảm xúc như thế nào trong khu nhà ẩm thấp, chật chội của mình.

Dituri muốn sứ mệnh này khơi dậy trí tò mò khoa học và thu hút thêm nhiều trẻ em quan tâm đến các môn học STEM bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

“Tôi muốn khuyến khích trẻ em khám phá thế giới của chúng ta và giúp giải quyết các vấn đề của chúng ta. STEM là một trong những điều chúng ta cần để bắt đầu phổ biến khoa học,” ông nói.

Ngoài ra nhiệm vụ dưới nước của ông cũng liên quan đến các chuyến bay vào vũ trụ . Ông nói: “Chúng tôi thực sự huấn luyện các phi hành gia dưới nước. Hai môi trường có nhiều điểm chung. Chúng đều là những nơi biệt lập, cùng cực, hiu quạnh, có khả năng đẩy con người đến giới hạn tâm sinh lý”.

Để ngăn ngừa chứng teo cơ khi sống ở dưới nước, thói quen hàng ngày của ông bao gồm 100 lần gập bụng, 100 lần chống đẩy, gập bắp tay và đẩy tạ đòn qua đầu trong khi quỳ với sự trợ giúp của các dây kháng lực, cùng loại mà họ sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế.

Khi Dituri rời khỏi Jules' Undersea Lodge vào tháng 5, nó sẽ mở cửa trở lại cho khách du lịch với tư cách là khách sạn dưới nước đầu tiên và duy nhất mà bạn đến phòng của mình bằng cách lặn biển.

Người phụ nữ mắc căn bệnh hiếm gặp, chỉ cần hắt xì hơi cũng có thể làm "não văng ra ngoài"

Mới đây, một phụ nữ ở Anh đã được chẩn đoán mắc một căn bệnh ung thư hiếm gặp khiến cô có cảm thấy “não của mình sắp rơi ra ngoài”.

TIN MỚI NHẤT