Cổ vật nếu không nằm trong tay người có hiểu biết sâu rộng về lịch sử sẽ rất dễ trở thành món phế liệu.
- "Người phụ nữ không mặt" - sát nhân hàng loạt khiến cảnh sát mất 16 năm truy vết, treo thưởng tiền tỷ cuối cùng lộ "danh tính" khiến ai cũng ngã ngửa
- Người phụ nữ chuyển giới Thái Lan từng gây xôn xao cộng đồng mạng vì sở thích hẹn hò trai trẻ nay bất ngờ với nhan sắc xuống cấp, da sần sùi đến mốc meo
Mỗi thời kỳ lịch sử đều xuất hiện những di tích văn hóa mang đậm dấu ấn thời đại. Thông qua việc khai thác và nghiên cứu di tích cổ, các nhà khoa học sẽ có cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về tiến trình phát triển của từng thời kỳ.
Vì vậy, cổ vật luôn là thứ không chỉ có giá trị cao về kinh tế, thẩm mỹ mà còn mang lại giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng. Tuy nhiên, nếu những cổ vật này được phát hiện bởi những người không có kiến thức về lịch sử, chúng sẽ rất dễ bị nhầm tưởng thành phế liệu, từ đó mất đi giá trị quý báu.
Cổ vật trong cửa hàng phế liệu
Câu chuyện diễn ra vào những năm 1980, tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Xương Hoa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Khi một đám trẻ đang chơi đùa trên sườn đồi phía Tây của làng, chúng bỗng phát hiện ra một vật kim loại màu xanh trồi lên trên mặt đất. Vì tò mò, chúng bắt đầu đào bới và tìm thấy một con dao găm bằng đồng.
Sau khi lau chùi sạch sẽ, lũ trẻ vẫn vô cùng hiếu kỳ không biết thứ này là gì và từ đâu mà có. Trong số đó, đứa bé lớn tuổi nhất đã cho rằng đây là một thanh phế liệu làm từ đồng và chúng có thể mang con dao này bán đi để đổi lấy đường ăn.
Khi đó, những nhân viên của cửa hàng phế liệu, do không có hiểu biết về lịch sử, nên cũng cho rằng đây chỉ là một mảnh phế liệu, quyết định đặt nó vào nhà kho.
Không lâu sau, chuyên gia khảo cổ Đào Tông Dã của Viện nghiên cứu khảo cổ Trương Gia Khẩu trong một lần ghé qua nơi đây để thực hiện một cuộc điều tra di tích văn hóa cùng các đồng nghiệp đã tình cờ được gặp gỡ lũ trẻ trong làng.
Sau khi nghe câu chuyện về con dao găm bằng đồng, các chuyên gia vô cùng hiếu kỳ, ngay lập tức tìm đến cửa hàng phế liệu để tìm hiểu. Không nằm ngoài dự đoán, mảnh phế liệu này thực ra là một thanh kiếm đồng có lịch sử từ hàng nghìn năm trước.
Theo lời gợi ý của những đứa trẻ, đoàn khảo cổ đến ngọn đồi nhỏ ở phía Tây làng để điều tra về nguồn gốc của cổ vật. Người dân nơi đây nói rằng họ thường xuyên đào được đồ đồng và đồ gốm trong lúc làm nông, vậy nên việc tìm thấy những thứ kỳ lạ trên ngọn núi này không làm cho họ cảm thấy ngạc nhiên.
Điều này đã khiến các chuyên gia đặt ra một nghi vấn: Phải chăng có rất nhiều ngôi mộ cổ đang được chôn giấu dưới ngọn núi này?
Mặc dù mục đích chính của chuyến thăm lần này của đoàn khảo cổ là thu thập các hiện vật trên bề mặt, tuy nhiên, nhóm khảo cổ nhận thấy rằng đất ở đây đã đã bị xói mòn nghiêm trọng và rất có thể nhiều ngôi mộ cổ dưới lòng đất đã bị hư hại, vậy nên việc giải cứu khai quật lăng mộ là điều vô cùng cấp thiết.
Đào cả ngọn đồi
Trong quá trình khai thác lăng mộ cổ trên sườn đồi, một tình huống đáng kinh ngạc đã xuất hiện nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Ngọn đồi nhỏ này là nơi chôn giấu một nghĩa trang dưới lòng đất, chứa đến 48 ngôi mộ cổ hàng nghìn năm tuổi. Vì vậy, nhiệm vụ khai quật một ngôi mộ giờ đây đã biến thành đào cả một ngọn đồi.
Sau 3 tháng, nhóm khảo cổ cuối cùng cũng hoàn thành việc khai thác và bảo tồn khối lượng khổng lồ các cổ vật từ 48 ngôi mộ này. Trong số đó, ngoài những con dao găm bằng đồng, một số lượng lớn rìu đồng, tượng đồng... các công cụ và đồ trang trí khác cũng được phát hiện.
Ngoài ra, một loạt bình sành đỏ được làm thủ công vô cùng tinh tế cũng được các nhà khảo cổ khai thác. Dựa trên các di vật văn hóa khai quật được, đoàn khảo cổ phán đoán 48 ngôi mộ có niên đại từ thời Xuân Thu đến đầu thời Chiến Quốc.
Sau khi nghiên cứu các di tích văn hóa này, các chuyên gia cho rằng những ngôi mộ cổ này nên thuộc về vương quốc cổ đại của những người du mục đến từ phương Bắc. Thành công của đợt khảo cổ này rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử đồ đồng và văn hóa thời Xuân Thu phong phú, bảo tồn chúng khỏi sự tàn phá của thời gian.