Với mức nhiệt độ tăng cao ở Ấn Độ, các chuyên gia đánh giá rằng hàng triệu người ở quốc gia đông dân nhất thế giới nằm trong số những người dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khủng hoảng khí hậu.
- Khuyến khích con gái ly hôn, người phụ nữ bị con rể sát hại đến chết
- Ăn trộm xe đạp leo núi của người lạ, chàng trai bị cảnh sát bắt ngay lập tức dù đã che kín mặt
44 người tử vong vì nắng nóng
Trận mưa như trút cuối tuần ở Uttar Pradesh là một sự thay đổi đáng mừng đối với bang phía bắc 220 triệu dân sau khi nhiệt độ ở một số khu vực tăng vọt lên 47 độ C vào tuần trước, khiến hàng trăm người mắc các bệnh liên quan đến nhiệt.
Vào ngày 25/6, nhiệt độ giảm mạnh ở Lucknow xuống còn khoảng 32 độ C, khi thủ đô cùng với các thành phố khác trải qua cơn mưa đầu tiên trong mùa gió mùa năm nay.
Mưa ở Uttar Pradesh có thể sẽ tiếp tục trong tuần này, mang lại nhiệt độ mát mẻ hơn cho khu vực.
Nhưng ở bang Bihar lân cận, nắng nóng không ngừng đã kéo dài sang tuần thứ hai, buộc các trường học phải đóng cửa cho đến ngày 28/6.
Ít nhất 44 người đã chết vì các bệnh liên quan đến nhiệt trên toàn tiểu bang trong những tuần gần đây, một quan chức y tế cấp cao nói với CNN, nhưng con số này có thể cao hơn nhiều khi các nhà chức trách cố gắng đánh giá chính xác có bao nhiêu người đã tử vong vì say nắng.
Theo Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD), nhiệt độ dự kiến sẽ giảm nhẹ trong những ngày tới.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng khủng hoảng khí hậu sẽ chỉ gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên hơn và kéo dài hơn trong tương lai, thử thách khả năng thích ứng của Ấn Độ.
Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực hứng chịu cái nóng oi bức như vậy trong những tuần gần đây.
Nhiệt độ ở phía đông bắc Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong những ngày tới, với mức nhiệt độ tăng trên 40 độ C ở một số thành phố, theo đài quan sát khí tượng.
Tại thủ đô Islamabad của Pakistan, nhiệt độ tăng vọt lên 39 độ C vào tuần trước trước khi cơn mưa cuối tuần mang lại một chút nhẹ nhõm cho khu vực.
Và các nghiên cứu cảnh báo tác động của nhiệt độ cực cao có thể tàn phá.
Nắng nóng kéo dài
Ấn Độ thường trải qua các đợt nắng nóng trong các tháng 5 và 6, nhưng trong những năm gần đây, chúng đến sớm hơn và kéo dài hơn.
Tháng 4 năm ngoái, Ấn Độ đã trải qua một đợt nắng nóng khiến nhiệt độ ở thủ đô New Delhi vượt quá 40 độ C trong bảy ngày liên tiếp.
Ở một số bang, nắng nóng khiến trường học phải đóng cửa, mùa màng bị hư hại và gây áp lực lên nguồn cung cấp năng lượng, khi các quan chức cảnh báo người dân ở trong nhà và uống đủ nước.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Ấn Độ là một trong những quốc gia dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, có khả năng ảnh hưởng đến 1,4 tỷ người trên toàn quốc.
Và các chuyên gia nói rằng những tác động theo tầng của điều này sẽ rất tàn khốc.
Một nghiên cứu được Đại học Cambridge công bố vào tháng 4 cho biết các đợt nắng nóng ở Ấn Độ đang đặt “gánh nặng chưa từng có” lên nông nghiệp, nền kinh tế và hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ, cản trở nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển của nước này.
Nghiên cứu cho biết: “Các dự báo dài hạn chỉ ra rằng các đợt nắng nóng ở Ấn Độ có thể vượt qua giới hạn khả năng sống sót của một người khỏe mạnh khi nghỉ ngơi trong bóng râm vào năm 2050. Chúng sẽ tác động đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của khoảng 310 - 480 triệu dân. Các ước tính cho thấy khả năng làm việc ngoài trời giảm 15% vào ban ngày do nhiệt độ quá cao vào năm 2050”.