Trẻ sơ sinh gặm tay là chuyện bình thường, nhưng một cậu bé 13 tuổi vẫn “nghiện” việc này và nó đã khiến cậu bé suýt mất cả bàn tay.
- Hy hữu: Cô gái đổ mồ hôi khiến tất cả quần áo chuyển sang màu xanh lam
- Đặt giao hoa tạo sự bất ngờ cho vợ, người đàn ông lại nhìn thấy cảnh tượng chẳng thể ngờ
Theo Baijahao, cậu bé 13 tuổi tên Áo Vũ rất thích gặm ngón tay, cả 10 móng tay đều bị gặp trụi. Càng lo lắng, Áo Vũ càng gặm tay nhiều hơn. 10 đầu ngón tay của cậu đều bị gặp thành hình răng cưa và làn da gần như biến mất.
Cách đây 10 ngày, ngón trỏ tay phải của Áo Vũ đột nhiên sưng to, càng lúc càng nặng. Mặc dù đã được tiêm thuốc kháng viêm ở một phòng khám gần đó nhưng những triệu chứng của Áo Vũ ngày càng nghiêm trọng hơn. Các ngón tay của Áo Vũ đau dữ dội kèm theo đó là sốt cao 40 độ. Lúc này, bố mẹ của Áo Vũ đã đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị.
Sau khi kiểm tra kết quả X-quang, bác sĩ Lý Đào phát hiện ngón trỏ của Áo Vũ không chỉ bị sưng tấy mà còn bị nhiễm trùng nặng ở đốt ngón tay. Kèm theo đó là hiện tượng xương bị phá hủy rõ ràng như thể xương bị “con trùng” nào đó cắn. Kết hợp với sốt cao toàn thân và các triệu chứng đau đớn, bác sĩ chẩn đoán Áo Vũ bị viêm tủy xương cấp tính.
Bác sĩ Lý Đào nói rằng: “Ca phẫu thuật là khẩn cấp, nếu không nguy cơ cắt cụt chi rất lớn”. Một ca phẫu thuật đã được tiến hành ngay sau đó, mủ ở ngón tay Áo Vũ được làm sạch. Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, Áo Vũ đang được điều trị chống viêm nghiêm ngặt và ngón trỏ bên phải của cậu bé đã được cứu.
Chỉ là nước bọt thấm vào kẽ móng tay sao lại nguy hiểm đến thế? Bác sĩ Lý Đào cho biết, khoang miệng của con người chứa nhiều loại vi khuẩn, chủ yếu và vi khuẩn kỵ khí, có khả năng gây bệnh cao và kháng thuốc mạnh. Mô da của ngón tay dày đặc, giống như một “ngôi nhà nhỏ”, một khi vi khuẩn xâm nhập vào sẽ bị "nhốt lại" trong đó rồi sau đó gây sưng tẩy, mưng mủ. Nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ gây ra hoại tử hoặc viêm tủy xương.
Bác sĩ Lý Đào cho biết, gặm tay là phản ứng bản năng của trẻ sơ sinh. Gặm ngón tay là hành vi tâm lý bình thường của trẻ trước 2 tuổi, thậm chí 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu nghiện gặm tay sau độ tuổi này thì sẽ gây ra những tổn thương về thể chất như biến dạng móng tay, răng hô, biến dạng khuôn mặt và những vẫn đề tâm lý khác nữa.