Vì một sai sót trong khâu thi công, bệnh viện ở Nhật Bản này trong suốt 30 năm đã vô tình dùng nguồn nước để xả toilet làm nước uống.
- Facebook 'thất bại' trong việc bảo vệ người dùng khỏi các thông tin sai lệch về Covid-19
- Thảm kịch Ấn Độ: Cả Hoa hậu và Á hậu đều qua đời trong một vụ tai nạn, bài đăng cuối như lá thư tuyệt mệnh
Sự việc này đã được đưa ra ánh sáng vào tháng trước, trích từ lời xin lỗi của Giáo sư, Phó Chủ tịch Bệnh viện Trường Đại học Osaka, ông Kazuhiko Nakatani.
Vào ngày 20/10 vừa qua, Đại học Osaka đã thông báo rằng họ đã phát hiện một số ống nước trong bệnh viện thuốc khoa y tế của trường được nối không chính xác. Hậu quả của việc này là nguồn nước đáng lẽ dùng để uống bị nối nhầm sang toilet và ngược lại, nguồn nước dành cho toilet lại trở thành nước uống.
Điều còn tệ hơn đó chính là sự việc này đã xảy ra được gần 30 năm qua, kể từ khi bệnh viện mở cửa vào năm 1993. Được biết, có đến 120 vòi nước gặp lỗi này. Các vòi nước này đã được dùng để rửa mặt, súc miệng và thậm chí là uống.
Trong suốt gần 3 thập kỷ, không có bất kỳ ai để ý hay quan tâm đến điều này khi giám đốc bắt đầu xây dựng một khu điều trị mới. Vấn đề về nguồn nước sau đó đã được phát hiện trong một lần kiểm tra tòa nhà mới.
Trường đại học Osaka hiện đang điều tra vấn đề này. Họ cho biết, mặc dù chất lượng nước đang được kiểm tra, vẫn chưa có nguy cơ về sức khỏe nào được xác nhận. Trong một hồ sơ kiểm tra về chất lượng nước như màu sắc và mùi vị mỗi tuần từ năm 2014, đã không có gì bất thường kể từ thời gian đó cho đến nay.
Tại cuộc họp báo, Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch bệnh viện, ông Kazuhiko Nakatani đã đưa ra lời xin lỗi của mình, ông nói: "Tôi vô cùng xin lỗi vì một bệnh viện cung cấp các dịch vụ tiên tiến như thế này lại gây ra lo lắng cho mọi người".
Ông Kazuhiko Nakatani cũng cho biết thêm rằng, có 105 tòa nhà trong trường đại học hiện đang sử dụng nước giếng đã qua xử lý và trường sẽ tiến hành kiểm tra lại kết nối của hệ thống ống nước của họ.