Tôi tin rằng cho dù chị cố gắng 1 hay gấp 10 lần đi chăng nữa thì chồng chị vẫn không hề biết đủ. Bản chất của vấn đề không nằm ở sự cố gắng của vợ mà ở sự tham lam, ích kỉ của người chồng.
- Lúc đàn ông rơi vào ngõ cụt, luôn có một người phụ nữ bên cạnh chịu hết mọi gian nan
- Phụ nữ càng mạnh mẽ càng chứng tỏ người đàn ông bên cạnh chẳng đủ yêu thương
Tôi thường xuyên nghe anh hàng xóm của mình càm ràm vợ: “Ở nhà cả ngày làm gì mà có một bữa cơm cũng nấu không xong”, “có trông một đứa con thôi mà cũng để con té ngã’’. Chị vợ lúc nào cũng chỉ biết im lặng, nhẫn nhịn trước những câu trách móc như cơm bữa của chồng. Tôi hiểu, chỉ cần chị nói lại một câu sẽ châm ngòi cho một cuộc khẩu chiến, có khi chị còn bị chồng đánh nữa.
Anh chồng buổi sáng đủng đỉnh đi làm, chiều lại đủng đỉnh về. Còn người vợ “ở nhà chẳng làm gì” của anh phải bất tật với biết bao nhiêu chuyện. Thỉnh thoảng chị vội vội vàng vàng gửi con cho tôi để chạy đi chợ. Con bé còn nhỏ xíu, chị chẳng thể chở theo ra chợ. Về nhà vừa trông con vừa nấu cơm, giặt giũ. Nuôi một đứa con cực khổ ấy vậy mà chồng chị chẳng hiểu.
Đôi lúc tôi nghĩ có một “người đàn bà” đang ẩn giấu trong anh. Đàn ông mà lúc nào cũng chê bai, cũng càm ràm, than trách vợ. Anh đâu biết món cá kho cháy xém vợ nấu trong lúc đứa con đang bò, níu chân mẹ phía dưới. Vợ anh đôi khi một tay bế con, một tay xào nấu. Vậy mà lúc nào cũng chê bai cơm khô, canh mặn. Lúc thì tặc lưỡi: “Biết vậy đi ăn tô phở cho lành”.
Tôi bảo với chị: “Tội tình gì cứ phải nhẫn nhịn, hy sinh để chồng coi thường mình như thế?”. Chị bảo cũng vì muốn yên cửa yên nhà. Nói lại thì cũng có được gì đâu, tính anh ấy xưa nay thế rồi. Và chị cũng cứ cố gắng hết mức để làm vừa lòng chồng. Chỉ mong đổi lấy chút bình yên trong căn nhà. Nhưng chồng chị chẳng hề biết thương vợ, cứ đòi hỏi, yêu cầu chị phải làm tốt hơn.
Tôi tin rằng cho dù chị cố gắng 1 hay gấp 10 lần đi chăng nữa thì chồng chị vẫn không hề biết đủ. Bản chất của vấn đề không nằm ở sự cố gắng của vợ mà ở sự tham lam, ích kỉ của người chồng. Một người cứ cố gắng đến kiệt sức, còn một người thì chỉ biết đòi hỏi. Sức người vốn dĩ có hạn, sự chịu đựng cũng có giới hạn. Thử ngẫm xem cuộc hôn nhân này sẽ kéo dài được bao lâu?
Hôn nhân thật sự chính là sự sẻ chia và thấu hiểu. Đàn bà có chồng, có con dĩ nhiên sẽ đặt chồng con lên trên hết. Nhiều người phụ nữ vẫn rất hạnh phúc với sự hy sinh của mình bởi vì người chồng hiểu và biết ơn sự hy sinh đó. Còn một người chồng tệ bạc, ích kỉ thì cho dù vợ có hy sinh đến cả đời anh ta chỉ gắn điều đó với trách nhiệm và bổn phận.
Đàn bà à, hơn ai hết chính chúng ta là người thấu hiểu mình có hạnh phúc hay không. Phúc cho những người đàn bà lấy được người chồng có Tâm. Còn ngược lại, với người chỉ biết đòi hỏi sự hy sinh của vợ thì tự người phụ nữ phải biết cách yêu thương chính mình.
Đừng hy vọng dùng sự hy sinh để đổi lấy tình yêu của một người chồng vô tâm, tệ bạc.