Từ ngày đó đến nay đã 10 năm trôi qua, nhà chồng cũ chưa một lần đoái hoài hỏi thăm cháu, cũng không chu cấp được một nghìn. Nhưng tôi cũng kệ, giờ đây tôi đã tự lo được cho mình và con gái, còn chuyện cũ cứ để nó qua đi.
- Về nhà chồng bị chèn ép làm đủ thứ việc, hành động của chồng khiến tôi ấm lòng cũng như làm câm họng người trong nhà
- Vợ bị chú ruột xúc phạm ngay trong đám giỗ, đang trong cơn tức tối nhưng không thể làm gì, chồng bất ngờ cất lời khiến cả nhà chết đứng
Ngày trước tôi lấy Đăng - một chàng công tử nhà giàu, hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt so với nhà tôi. Cũng tại tôi dại dột, nhỡ mang bầu với anh ta sau một lần say rượu nên nhắm mắt đưa chân khi chưa kịp tìm hiểu kỹ Đăng cũng như gia đình anh ta. Ngày lên xe hoa, ai cũng khen tôi may mắn, “chuột sa chĩnh gạo” khi được gả vào một gia đình giàu có, nhưng nào có ai biết những gì tôi phải chịu đựng.
Đêm tân hôn, Đăng bỏ tôi ở nhà, còn anh đi bar vui chơi với bạn bè. Những ngày tháng làm dâu của tôi cũng chẳng vui vẻ, chỉ toàn là sự khinh thường của mẹ chồng. Bà không thích tôi, luôn nghĩ tôi hám tiền hám của nhà chồng nên mới cố tình mồi chài Đăng, mang thai để được đổi đời. Chính vì vậy, bà luôn coi tôi như người ở trong nhà.
Sau khi cưới, mẹ chồng cho giúp việc nghỉ luôn để tôi thay thế. Mặc cho tôi đang bụng mang dạ chửa, mọi việc trong nhà từ cơm nước, giặt giũ, lau dọn nhà,… đều đến tay tôi. Còn Đăng, anh đi từ sáng sớm tới tối mịt, luôn trở về nhà trong tình trạng say xỉn. Khi chồng về, tôi lại phải thay quần áo, lau người cho anh, có khi còn phải dọn bãi nôn của anh, nghe anh lèo nhèo mắng chửi. Cứ như vậy, đêm nào cũng phải 1 giờ sáng tôi mới được nằm xuống giường ngả lưng, nhưng đến 6 giờ đã phải dậy để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình.
Cuộc sống tuy đầy tủi nhục nhưng tôi vẫn cố gắng nhẫn nhịn, hy vọng một ngày nào đó chồng sẽ vì con mà thay đổi, cũng là để bố mẹ ở quê không phải lo nghĩ cho tôi. Đây là con đường tôi chọn, tôi dại thì đành chịu vậy. Cho nên mỗi lần có ai gọi điện hỏi thăm, tôi đều vui vẻ bảo mình sống rất tốt, khen chồng và gia đình chồng đến tận “mây xanh”, để rồi khi cúp máy lại ngồi khóc một mình không thành tiếng.
Tôi cứ nghĩ sẽ nhẫn nhịn sống cả đời như vậy cho tới khi mẹ tôi lên chăm sóc con gái quãng thời gian ở cữ. Mẹ chồng coi mẹ tôi như giúp việc, đã vậy còn buông lời khinh miệt mẹ tôi khi nói chuyện điện thoại với bạn thân. Dường như bà cố tình nói to như vậy để tôi và mẹ nghe thấy.
- Hết con gái rồi lại đến mẹ nó ăn bám ở nhà tôi, đúng là mặt dày không biết xấu hổ mà. Ngày xưa nó cố tình mang thai để được gả vào nhà tôi, giờ mẹ nó lại lấy cớ lên chăm sóc con gái ở cữ để ở lì đây. Không biết định ăn bám nhà tôi đến khi nào nữa, nhìn thấy mẹ con nhà ấy là tôi thấy chướng mắt.
Động đến tôi thì được, nhưng động đến mẹ thì tôi nhất quyết không nhịn. Vì chuyện này mà mẹ chồng nàng dâu to tiếng, và thứ tôi nhận lại là cái bạt tai như trời giáng của chồng và những lời mắng nhiếc thậm tệ của anh ta và mẹ chồng. Uất ức, tôi quyết định ly hôn, ôm con gái dọn về nhà mẹ đẻ sống khi chưa hết 1 tháng ở cữ.
Từ ngày đó đến nay đã 10 năm trôi qua, nhà chồng cũ chưa một lần đoái hoài hỏi thăm cháu, cũng không chu cấp được một nghìn. Nhưng tôi cũng kệ, giờ đây tôi đã tự lo được cho mình và con gái, còn chuyện cũ cứ để nó qua đi.
Những tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp lại Đăng, hoặc có khi về già anh ta hối hận mới đi tìm lại con, nhưng không ngờ hôm qua đi làm tôi lại vô tình đụng mặt chồng cũ ở bãi đỗ xe của công ty. Điều khiến tôi khó hiểu hơn là Đăng mặc đồ của nhân viên bảo vệ công ty tôi, tại sao một thiếu gia nhà giàu như anh ta lại phải đi làm công việc này chứ. Thấy tôi, anh ta liền lên tiếng khinh miệt:
- Chẳng phải cô vợ cũ của tôi đây hay sao? Gặp em ở đây anh hơi bất ngờ đấy. Trông em xinh hơn xưa nhỉ, chắc được vị đại gia nào bao nuôi, rót tiền cho đi trùng tu nhan sắc hả? Nhưng mà em phải cẩn thận đấy, gái một đời chồng lại có con, coi chừng một ngày nào đó anh ta chán lại đá em đi không thương tiếc đấy. Mà đến lúc đó, em có thể quay về bên anh, anh không chê đâu, nhiều khi anh cũng nhớ em lắm đó.
Đăng cười đắc thắng. Tôi tức đến run người, nhưng chưa kịp thốt lời thì một chàng trai liền bước tới cắt ngang cuộc trò chuyện của chúng tôi. Đó chính là đội trưởng đội bảo vệ công ty, anh ta kính cẩn chào tôi: “Em chào sếp ạ” khiến Đăng giật bắn mình, lắp bắp:
- Anh có nhầm lần gì ở đây không? Sao lại chào cô ta là sếp?
- Đây là giám đốc công ty mình. Cậu ngày đầu đi làm bảo vệ ở đây không biết cũng đúng thôi, nhanh chào sếp đi.
Lúc này tôi mới bình tĩnh đáp lời:
- Đúng vậy, tôi chính là giám đốc công ty này. Nói về việc này thì tôi còn phải cảm ơn anh đấy, nhờ anh mà tôi mới có động lực phấn đấu gây dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay. Anh ngạc nhiên lắm hả? Tôi còn ngạc nhiên hơn đấy, không ngờ một thiếu gia nhà giàu như anh cũng có ngày hôm nay. Đây là ngày đầu anh đi làm, cũng là ngày cuối anh làm việc ở đây. Nể tình chúng ta từng quen biết, tôi sẽ trả đủ lương tháng này cho anh.
Nói xong tôi quay lưng rời đi luôn, mặc cho Đăng đang đứng như phỗng vì chưa hiểu chuyện gì. Qua tìm hiểu tôi mới biết, hóa ra không lâu trước nhà chồng cũ bị phá sản, bố mẹ anh ta vì quá sốc mà bị tai biến nằm liệt giường, nên một mình Đăng phải gồng gánh cả gia đình. Vì không có trình độ, kinh nghiệm làm việc nên anh ta đành phải đi làm bảo vệ, đúng là gieo nhân nào gặt quả đấy mà.