Cách đây 2 tuần, đột nhiên gia đình tôi phát hiện em có biểu hiện nôn ọe. Cho em uống thuốc tiêu hóa vì chúng tôi nghĩ em có vấn đề về đường ruột nhưng em tôi từ chối bảo rằng không sao. Tuy nhiên tình trạng ấy diễn ra đến cả tuần sau không giảm bớt.
- Nóng lòng có được đêm tân hôn cháy bóng với cô vợ xinh đẹp của mình, vừa thấy đôi chân dài thon mượt của cô ta, tôi tức đến phát điên cho rằng mình đã bị lừa
- Vợ liên tiếp bị sảy thai vì những nguyên nhân chẳng đâu vào đâu, nghe tiếng thì thầm của 2 người trong căn phòng ngủ, tôi sốc nặng trước sự thật bị che dấu bấy lâu nay của vợ mình
Em gái tôi xinh xắn, dễ thương và cũng khá thông minh nhưng bất hạnh thay lúc nhỏ gặp phải một tai nạn thương tâm. Sau tai nạn ấy em tôi chịu tật nguyền cả đời, hai bên chân bị liệt không đi lại được, phải ngồi trên xe lăn, cần gia đình chăm sóc hàng ngày.
Em tôi năm nay 25 tuổi. Con bé nói cả đời này sẽ không kết hôn. Chúng tôi rất thương yêu em, luôn chăm sóc con bé chu đáo. Với khuyết điểm cơ thể như vậy, liệu có ai chấp nhận yêu thương em ấy? Bởi vậy quyết định không kết hôn được gia đình tôi rất ủng hộ.
Cách đây 2 tuần, đột nhiên gia đình tôi phát hiện em có biểu hiện nôn ọe. Cho em uống thuốc tiêu hóa vì chúng tôi nghĩ em có vấn đề về đường ruột nhưng em tôi từ chối bảo rằng không sao. Tuy nhiên tình trạng ấy diễn ra đến cả tuần sau không giảm bớt.
Để rồi tôi tưởng như sét đánh ngang tai khi em ngập ngừng bảo tôi mua giúp em một chiếc que thử thai! Tại sao em tôi lại nghi ngờ mình có thai, em đã quan hệ tình dục với ai? Em tôi luôn ở nhà, nếu có ra ngoài thì cũng do người nhà đẩy em bằng xe lăn.
Thấy em gái khăng khăng một mực, tôi đành đi mua que thử thai, rồi run rẩy sợ hãi khi nhìn rõ hai vạch đỏ hiện cho thấy em tôi đang mang thai. Bố mẹ biết chuyện cũng sốc lên sốc xuống. Chúng tôi quyết gặng hỏi em xem bố đứa bé là ai.
Ban đầu em tôi giấu nói rằng sẽ làm mẹ đơn thân vì em muốn có một đứa con của riêng mình. Sau đó không giấu nổi, em đành thú nhận có quan hệ với anh chàng nhà bên. Anh này hơn 30 tuổi, vẫn đang độc thân, điều đáng nói anh ta cũng là người khuyết tật một bên tay.
Thì ra những lúc gia đình tôi không có ai ở nhà, anh chàng này thi thoảng lại sang chơi với em gái tôi. Họ có hoàn cảnh tương đồng nên có sự thông cảm thấu hiểu lẫn nhau.
Nhà tôi vội thông báo với gia đình hàng xóm, đôi bên đều bàng hoàng không tin nổi. Anh hàng xóm biết em tôi có thai thì nhất quyết muốn cưới. Nhưng bản thân anh ta hiện tại vẫn sống dựa vào bố mẹ vì không đủ sức lao động, anh ta làm thế nào để lo cho vợ con?
Em gái tôi cũng vậy, gia đình xác định sẽ chăm sóc con bé đến hết đời. Nhưng nếu có thêm một đứa trẻ nữa, gia đình tôi không mấy khá giả, chúng tôi thật sự không tự tin chăm sóc được tốt cho cả 2 mẹ con.
Mọi thứ rối như tơ vò. Sau khi suy nghĩ kỹ, gia đình tôi quyết định giữ lại đứa bé. Máu mủ nhà mình, chúng tôi làm sao có thể bỏ được? Chuyện cưới xin chúng tôi gác lại chưa tính, trước mắt là làm sao giúp em tôi vượt qua thai kỳ một cách an toàn, mẹ khỏe con khỏe đã.
Xin hỏi người khuyết tật như em tôi mang thai thì cần phải chú ý những gì? Khiếm khuyết cơ thể của em có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Bà mẹ bị khuyết tật khi mang thai cần chú ý những gì?
Mặc dù hành trình mang thai có lẽ sẽ gian nan nhưng bạn yên tâm là có rất nhiều bà mẹ khuyết tật đã trở thành người mẹ tốt với đứa con khỏe mạnh. Không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ phát triển một cách bất thường khi mẹ bị khuyết tật thể chất không phải do di truyền hoặc bệnh toàn thân. Vì thế, bạn hãy yên tâm dưỡng thai và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ.
- Điều đầu tiên cần làm là chọn bác sĩ giỏi. Mẹ bị khuyết tật có thể nằm trong nhóm sản phụ có rủi ro nguy hiểm cao khi mang thai. Vì vậy, các mẹ nên tìm một bác sĩ có chuyên môn cao và đã có nhiều kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự.
Điều này không quá khó vì ngày nay, nhiều bệnh viện đang phát triển đội ngũ chuyên môn có tay nghề trong việc chăm sóc người khuyết tật mang thai. Tùy theo dạng khuyết tật thể chất mà bác sĩ có thể bổ sung thêm các biện pháp giúp mẹ mang thai ổn định và an toàn hơn.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Các mẹ cần nhớ rằng việc kiểm soát cân nặng trong mức cho phép sẽ giúp cơ thể không bị chèn ép quá mức, nhất là với người bị khuyết tật về thể chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần cải thiện thể chất và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai. Bởi ăn uống đúng cách là trợ thủ đắc lực giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Duy trì tập luyện cũng rất quan trọng giúp mẹ có đủ sức khoẻ để vượt cạn. Các phương pháp vật lý trị liệu, các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng cơ thể là điều rất cần thiết cho mẹ bầu bị khuyết tật.
- Giữ tâm lý thoải mái: Mẹ khỏe mạnh mang thai đã khó khăn, mẹ bị khuyết tật có bầu lại càng khó khăn hơn nhiều, bao gồm cả vấn đề tâm lý. Mẹ bầu sẽ thường xuyên lo lắng vì những nguy cơ đối với thai nhi và bản thân cũng như việc chăm sóc con sau sinh. Bởi vậy sự động viên, an ủi, quan tâm và giúp đỡ của người thân, gia đình là vô cùng cần thiết để thai phụ ổn định tâm lý, yên tâm dưỡng thai.