Việc lau dọn bàn thờ vào ngày rằm tháng 7 có rất nhiều điều cần gia chủ lưu ý để tránh phạm đại kỵ, mất lòng ông bà tổ tiên và các vị thần linh.
- Đồng hồ điểm 0h00 ngày Rằm tháng 7 âm lịch, 3 con giáp hưởng phúc nhân gian, thời vận lên ngôi, tiền nhiều, việc ít, tha hồ tiêu xài
- Đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch, Thần đồng tiên tri hé lộ 3 con giáp có tên trong danh sách MAY MẮN, tiền bạc dồn về như nước, tha hồ ăn tiêu
Rằm tháng 7 âm lịch sắp tới, rất nhiều gia chủ ngoài việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng, còn phải tất bật lo lau dọn bàn thờ để việc cúng bái, đón gia tiên về được thanh tịnh. Nghe thì tưởng đơn giản chỉ là lau dọn nhưng công việc này có rất nhiều điều cần chú ý để không phạm phải cấm kỵ và làm mất lòng tổ tiên, các vị thần.
1. Chú ý thứ tự khi lau dọn bàn thờ
Khi lau các bài vị trên bàn thờ vào ngày rằm tháng 7, gia chủ đặc biệt cần phải lưu ý đến thứ tự lau. Theo đó, phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó mới đến bài vị của tổ tiên, nếu làm ngược lại sẽ bị coi là mạo phạm, bất kính với thần phật. Vì thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
2. Tránh làm đổ vỡ đồ thờ
Đồ thờ cúng được coi là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên người lau dọn bàn thờ phải đặc biệt chú ý cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm trên bàn gia tiên. Không những vậy, những tấm ảnh bố mẹ ông bà đã được dùng để thờ lâu ngày, nếu không cẩn thận mà làm hỏng, rách thì chính là đại kỵ. Hành động đổ vỡ này dù thì thường là vô ý nhưng cũng khiến tổ tiên quở trách, gia chủ từ đó có thể gặp những phiền toái vì tội bất kính.
3. Dùng đồ không sạch sẽ để bao sái bàn thờ
Để thực hiện việc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chú ý sử dụng các vật phẩm như chổi, khăn lau hoàn toàn là đồ mới và chỉ dùng để lau dọn bát hương, đồ thờ. Đặc biệt, không dùng chổi, khăn lau đã sử dụng qua bởi vì việc làm này là hành động thiếu tôn nghiêm đồng thời mang nhiều uế tạp.
4.Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài
Theo phong tục từ xưa, việc rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài khi bao sái bàn thờ là một việc gây ra “tán tài”. Để làm sạch bát hương, gia chủ nên dùng một chiếc thìa nhỏ múc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Ngoài ra, cũng không nên di chuyển bát hương vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm thì theo tâm linh cũng không tốt.
5. Không dùng nước lạnh để lau bài vị
Một lưu ý mà gia chủ cần ghi nhớ khi lau dọn bàn thờ dù là trong ngày thường hay rằm tháng 7 âm lịch chính là phải dùng nước ấm và tuyệt đối không sử dụng nước lạnh. Tốt nhất dùng nước ngũ vị ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm) hoặc rượu gừng để lau.