Xông hơi để phòng, chữa trị COVID-19 dưới góc nhìn của chuyên gia: Sẽ là sai lầm và nguy hiểm nếu làm sai cách

Sức khỏe 07/03/2022 14:50

Các chuyên gia Y tế khẳng định: Sẽ là sai lầm và nguy hiểm nếu xông 4-5 lần/ngày và xông ở nhiệt độ cao để mong diệt virus COVID-19.

Hiện nay, trên các diễn đàn MXH, nhiều người dân mách nhau cách xông hơi bằng các loại thảo dược như sả, gừng, chanh… hoặc tinh dầu xông để phòng chống COVID-19. Lại có ý kiến khuyên không nên xông vì cho rằng hình thức này không có tác dụng. Giải đáp thắc mắc của nhiều người, trao đổi với PV Sức khỏe và Đời sống, GS.TS. Nguyễn Gia Bình - chuyên gia đầu ngành về hồi sức tích cực, cho biết: "Mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh về mũi họng, cảm cúm… giảm đi nhiều".

COVID-19 3
Một số loại thảo dược được người dân sử dụng trong nồi nước xông - Ảnh: Internet

Theo ông, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả đeo khẩu trang vẫn có thể bị mắc hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng bệnh cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để thực hiện. Phương pháp này cũng khá dễ làm và rẻ tiền. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các thảo dược vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm và nguy hiểm nếu xông 4-5 lần/ngày và xông ở nhiệt độ cao để mong diệt virus.

COVID-19 2
Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, trao đổi với PV Doanh nghiệp và Tiếp thị, BS Bùi Nghĩa Thịnh – Phòng khám Gia đình TP.HCM cho hay: "Về tác dụng của xông hơi, thứ nhất tinh dầu sẽ làm co mạch ở mũi, miệng, họng do vậy chúng ta sẽ cảm thấy dễ thở. Điều thứ 2 của xông hơi khi chùm toàn bộ người là giãn mạch tưới máu nhiều hơn giúp cơ thể dễ chịu hơn, đó chỉ là cảm giác.

Xông hơi nếu người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn thì có thể làm. Nhưng tôi phải khẳng định lại tinh dầu không có lầm chết được virus. Khi virus xâm nhập vào niêm mạc sẽ vào trong tế bào. Nếu virus bị chết thì có nghĩa là cũng phải diệt tế bào, gây bỏng niêm mạc đường hô hấp. Việc xông có thể kích ứng vùng niêm mạc gây viêm nhiều hơn.

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định xông hơn có thể diệt được virus. Tôi khuyên mọi người nếu thực sự muốn xông hơi chỉ nên làm 1 lần/ngày và đảm bảo nhiệt độ để không bị bỏng. Không nên xông 4-5 lần/ngày... rất sai lầm và nguy hiểm".

COVID-19 1
Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, có nhiều trường hợp đã bị bỏng ngoài da, thậm chí bỏng rất nặng khi thực hiện không đúng cách hình thức xông hơi này. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ gặp tai nạn khi xông hơi phòng COVID-19 nhất.

CHÍNH THỨC: Người nhập cảnh đi trên các chuyến bay sơ tán từ Ukraine về sân bay Nội Bài không cần test COVID-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản số 1059 gửi Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về việc phòng, chống dịch COVID-19 cho công dân Việt Nam và thân nhân từ Ukraine về nước.

TIN MỚI NHẤT