Một bài báo được đăng trên tạp chí y khoa Pediatric Research đã có câu trả lời cho những bà mẹ bị nhiễm vi rút corona chủng mới liệu có nguy cơ truyền vi rút cho con qua sữa mẹ hay không?
- Người Nhật hay dùng "1 loại nước" giàu chất chống oxy hóa gấp 137 lần trà xanh, bảo sao tuổi thọ của họ luôn tăng cao, tỷ lệ mắc ung thư cũng ít
- Điều gì xảy ra với cơ thể khi chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày?
Với kết quả nghiên cứu không có nguy cơ truyền vi rút từ sữa mẹ qua bé đã hỗ trợ khuyến nghị của một tổ chức chuyên môn dành cho mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú dù sau khi mẹ bị nhiễm vi rút hoặc mẹ đã được tiêm chủng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã phân tích mẫu sữa của 110 phụ nữ, và phát hiện ra rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ bị nhiễm vi rút gần đây có chứa chất di truyền liên quan đến loại vi rút corona chủng mới, tỷ lệ này là 6% đến 9%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết "không có bằng chứng" nào cho thấy sữa mẹ có chứa vi rút lây nhiễm hoặc chất di truyền cho thấy sự nhân lên của vi rút, và vi rút không thể được nuôi cấy từ mẫu sữa, và chất di truyền đó chỉ "tồn tại tạm thời".
Ngoài ra, không có "bằng chứng lâm sàng" nào cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị nhiễm loại vi rút corona mới, và "việc cho con bú dường như không nguy hiểm", Paul, tác giả chính của bài báo nói.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này là nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay và "hỗ trợ đáng kể" cho nhiều nghiên cứu nhỏ hơn với kết quả tương tự. Ngoài ra, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) cũng như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến cáo các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú và những khuyến cáo này đã được củng cố thêm một vài lưu ý.
Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích, nhưng trong một số ít trường hợp, việc cho con bú có thể mang theo mầm bệnh. Sữa mẹ được biết đến là con đường lây nhiễm HIV và vi rút gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người, và có những trường hợp vi rút Ebola được phát hiện trong các mẫu sữa mẹ.
WHO yêu cầu phụ nữ bị nhiễm vi rút corona phải đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như rửa tay trước và sau khi chạm vào em bé, khi cho em bé bú.
Tỷ lệ tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai và cho con bú thấp hơn mức trung bình, do các thông điệp y tế công cộng gây nhầm lẫn và thông tin sai lệch không có cơ sở cho rằng tiêm chủng gây hại cho bà mẹ và trẻ em hoặc cả hai nguyên nhân không xác thực này truyền bá tràn lan.
CDC cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin, và vắc xin sẽ không đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên, việc bao gồm kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại vi rút cho em bé.
Theo Fobes Japan