Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể "sạch bong", đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy

Sức khỏe 31/12/2021 05:55

Uống 8 cốc nước mỗi ngày là một con số được khá nhiều người áp dụng. Nhiều người tin rằng uống càng nhiều thì càng có thể giải độc tốt hơn, nhưng những nhận định này có thực sự chính xác?

Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể 'sạch bong', đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy - Ảnh 1

Uống càng nhiều nước càng giải độc tốt? 

Nước là một phần quan trọng trong cơ thể con người, chiếm 70% trọng lượng của cơ thể, có thể nói là “nguồn gốc của sự sống”. Mọi người có thể bỏ bữa trong nhiều ngày nhưng không thể nhịn uống nước quá lâu. Và cách uống nước khác nhau cũng đem lại ảnh hưởng khác nhau. 

Khi đi vào cơ thể, nước không chỉ là “giải độc” đơn giản như trực tiếp cuốn các chất thải ra ngoài mà phải thông qua các hoạt động hấp thụ, trao đổi và lọc của hệ tiêu hóa, tiết niệu và hô hấp trong cơ thể con người. Do đó, uống nước không đúng cách sẽ làm tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng. 

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, lượng nước dư thừa trong cơ thể không bài tiết được ra ngoài sẽ sinh ra đờm và khí ẩm, dẫn đến phù nề hoặc tích nước trong cơ thể.

Uống 8 cốc nước mỗi ngày có phải một con số chính xác hay không? Chuyên gia cho rằng, người lớn cần 1500-2500ml nước mỗi ngày. Nếu mỗi cốc có dung tích khoảng 300ml thì tương đương 8 cốc. 

Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể 'sạch bong', đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy - Ảnh 2

Nhưng uống cụ thể bao nhiêu còn tùy thuộc vào thời gian, cơ địa và cơ địa mỗi người. Nếu thời tiết nóng nực, ra nhiều mồ hôi thì bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Khi thời tiết lạnh và bạn không đổ mồ hôi, lượng nước uống có thể giảm xuống. 

Các yếu tố như chiều cao, cân nặng, cân nặng, giới tính, thức ăn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống. Nếu bạn hoạt động nhiều thì cần uống nhiều hơn. Những người dễ bị phù nề, sinh đờm thì lưu ý không nên uống quá nhiều. 

Nếu mắc bệnh thận, tim, gan, bạn phải kiểm soát lượng nước uống theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh uống quá nhiều nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Cách uống nước đúng là uống từ từ, lượng nhỏ và nhiều lần

Cách uống nước cũng là một vấn đề cần chú ý. Một số người chỉ uống nước như hoàn thành KPI. Họ uống rất nhiều nước chỉ trong một lần để giải cơn khát, sau đó lại bỏ quên trong một thời gian dài. 

Sau khi uống như vậy, họ thường cảm thấy tức bụng, khó chịu, thậm chí có cảm giác nôn nao, buồn nôn. Đó là do lượng nước uống quá nhiều, vượt quá khả năng làm việc của dạ dày, khiến cơ quan này không thể thải nước kịp thời nên gây cảm giác chướng bụng, khó chịu.

Cách uống nước đúng là uống từ từ, từng lượng nhỏ và chia làm nhiều lần trong ngày. Như vậy, cơ thể sẽ hấp thụ nước dễ dàng hơn. 

Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể 'sạch bong', đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy - Ảnh 3

Không nên uống quá nhiều nước một lúc sẽ tạo ra gánh nặng cho các cơ quan nội tạng. Ảnh: bustle

Nước uống tốt nhất nên chọn nước đun sôi để nguội, nhiệt độ nên cao hơn môi một chút. Nếu bạn thực sự muốn uống đồ lạnh để giải khát thì có thể ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt từ từ để tránh bị lạnh đột ngột và đau dạ dày.

Nguyên tắc “Uống nước khi khát, ăn khi đói” tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể con người và phù hợp với quy luật tự nhiên. 

4 khung giờ uống nước cực kỳ có lợi

*Khung giờ 1: Ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng

Trước hết,  để đánh thức cơ thể, bạn cần nhanh chóng uống ngay một ly nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đây cũng là ly nước đầu tiên trong ngày có tác dụng đánh thức hệ thống trao đổi chất, kích hoạt cơ thể để bắt đầu làm việc.

Bên cạnh đó, một ly nước vào buổi sáng cũng hỗ trợ tình trạng khó tiêu, táo bón, giúp quá trình đào thải chất thải hiệu quả hơn. Cơ thể bạn cũng sảng khoái, minh mẫn để bắt đầu với các công việc trong ngày hiệu quả.

Ngoài ra, Trung y cho rằng, uống thêm một cốc nước vào 9 giờ sáng là thời gian chính để giải độc đường tiêu hóa, có thể loại bỏ độc tố tích tụ trong ruột và dạ dày, đạt được hiệu quả giải độc tốt nhất.

*Khung giờ 2: Khoảng 20 phút trước khi ăn trưa 

Nhiều người không có thói quen uống nước trước và sau bữa trưa mà lại vừa ăn vừa uống. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể thì uống một cốc nước trước khi ăn trưa khoảng 20 phút sẽ hiệu quả hơn hẳn. 

Nó có thể giúp làm sạch ruột và giảm đi độ nhớt của máu. Thậm chí, cách này còn giúp bạn giảm tình trạng đau đầu, uể oải sau khi ngủ trưa dậy.

*Khung giờ 3: Uống nước lúc 4 giờ chiều

Để tăng cường sự linh hoạt và tốc độ hoạt động của não bộ, sử dụng một cốc nước ấm vào khoảng 4 giờ chiều là điều rất cần thiết. Thói quen này sẽ giúp bạn “đánh bay” cảm giác uể oải, mệt mỏi cuối ngày làm việc, từ đó tăng hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.

Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể 'sạch bong', đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy - Ảnh 4

Khi bổ sung một ly nước vào khung giờ này thì cơ thể sẽ được "reset" trở lại và giúp não bộ sảng khoái, nâng cao hiệu quả công việc. Ảnh: greatist

*Khung giờ 4: Uống nước khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ

Trước khi lên giường nghỉ ngơi, bạn cũng nên uống một cốc nước để quá trình thải độc trong giấc ngủ được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, uống nước trước 1 tiếng đồ hồ sẽ giúp giấc ngủ sâu và không bị chập chờn. Bạn cũng không nên uống nước quá gần giờ đi ngủ vì như vậy làm tăng khả năng nửa đêm phải thức giấc để đi vệ sinh, gây gián đoạn giấc ngủ.

Ngoài ra, việc uống nước trước khi đi ngủ một tiếng sẽ không gây phù cơ thể nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm uống nước trong thời gian này.

Nguồn và ảnh: Sohu, Weheartit, Internet

Hút thuốc lá làm tăng 1,5 lần nguy cơ mắc COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, người hút thuốc lá có khả năng mắc Covid-19 cao gấp 1.5 lần so với người bình thường.

TIN MỚI NHẤT