Từ vụ mẹ trẻ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Làm gì để tránh những hệ lụy đau lòng?

Sức khỏe 10/03/2023 11:13

Vài ngày qua, những thông tin về vụ việc đau lòng trong một gia đình có hai con nhỏ tại tỉnh Nam Định vẫn không khỏi khiến nhiều người bàng hoàng.

Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ cho hay, vụ việc đau lòng trên xảy ra khi người mẹ chở 2 con nhỏ đến khu vực sông Ninh Cơ (Nam Định), sau khi bỏ xe trên bờ, người mẹ đã dẫn hai con xuống sông rồi thực hiện hành vi dìm xuống nước. Thời điểm xảy ra sự việc có người dân đi qua phát hiện nên đã hô hoán mọi người chạy đến đưa hai cháu bé lên bờ, thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa nạn nhân đến Trạm y tế xã Nghĩa Sơn để cấp cứu nhưng cả hai cháu bé đã chết.

Theo gia đình, chị Ng. vốn là giáo viên dạy môn tin học tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, chị Ng. có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm nên đã xin nghỉ dạy học để ở nhà chữa bệnh.

Ngày 8-3, vì thấy biểu hiện bệnh của chị Ng. những ngày gần đây có dấu hiệu thuyên giảm nên gia đình mới đồng ý cho chị này đưa con đi chơi nhưng không ngờ xảy ra sự việc đau lòng trên. Khi được hỏi tại sao lại dìm chết con thì cô ấy nói sợ sau này chúng lớn lên sẽ dính vào tệ nạn xã hội" - một lãnh đạo cho biết.

Từ vụ mẹ trẻ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Làm gì để tránh những hệ lụy đau lòng? - Ảnh 1

Theo thông tin ban đầu, người mẹ trẻ để xe máy trên đê sông Ninh Cơ, dẫn hai con xuống sông rồi dìm xuống nước - Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo giadinh.suckhoedoisong, để nói về vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh. Là một rối loạn tâm trạng cực đoan liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ sau sinh. Người bị trầm cảm thường có những cảm giác buồn bã, trống rỗng, mệt mỏi, lo lắng, lo sợ con mình bị hại hay bản thân mình có thể sẽ làm hại em bé.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, được điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể là do kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể do 5 nguyên nhân sau:

- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột. Từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Từ vụ mẹ trẻ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Làm gì để tránh những hệ lụy đau lòng? - Ảnh 2
Hiện trường vụ việc đau lòng xảy ra. Ảnh: Người Lao Động

- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số phụ nữ mang thai vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé.

Ngoài ra, khi em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.

- Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất một khoảng thời gian để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp sinh mổ thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.

- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Điều trị và phòng trầm cảm

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, gần 1.400 phụ nữ trước và sau sinh tại Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu đến từ bốn trường đại học: Kilimanjaro Christian Medical College (KCMC, Tanzania), trường Đại học Y Hà Nội (Việt Nam), Đại học Copenhagen và Đại học Nam Đan Mạch khảo sát nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, trầm cảm sau sinh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đương với các nước trong khu vực và các nghiên cứu khác.

Cũng theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trầm cảm sau sinh có thể điều trị cho kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất. Trong đó có thể đề cập đến một số phương pháp như:

Từ vụ mẹ trẻ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Làm gì để tránh những hệ lụy đau lòng? - Ảnh 3
Mẹ cần quan tâm sức khỏe trước, trong và sau sinh. Ảnh: Internet

- Tham vấn tâm lý cho người mắc bệnh trầm cảm

Người mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.

- Điều trị bằng thuốc cho người mắc bệnh trầm cảm

Theo BSCKII Trần Thị Mai Hương, người mẹ bị trầm cảm: Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Tuy nhiên việc dùng thuốc trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Người mắc bệnh trầm cảm nên có sự hỗ trợ từ người thân

Người đang điều trị trầm cảm nên cần sự động viên, hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Những sự giúp đỡ này đóng vai trò quan trọng, giúp người phụ nữ trầm cảm sau sinh phục hồi nhanh chóng.

- Vai trò của bản thân người mắc bệnh trầm cảm

Bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như san sẻ cùng người thân, bản thân người mắc bệnh trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người bệnh trầm cảm nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện bệnh của bản thân.

Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt mỏi. Bởi các nguyên nhân này sẽ khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích.

Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày. Trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.

+ Ngay từ khi mang thai

Đối với phụ nữ bình thường, ngay từ khi mang thai nên được quan tâm và chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần. Phụ nữ mang thai nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó hoặc gặp gỡ bạn bè – người có kinh nghiệm thai kỳ… để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.

+ Sau khi sinh

Sau khi sinh, người mẹ có thể được bác sĩ kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Càng phát hiện sớm, việc điều trị sớm hơn có thể bắt đầu. Nếu người mẹ có tiền sử trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh.

– Lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và không uống rượu.

– Không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, điều chỉnh mong muốn của bản thân, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo.

– Dành thời gian cho chính mình.

– Tránh việc tự cô lập bản thân.

– Yêu cầu giúp đỡ: Cố gắng mở lòng với những người thân và người xung quanh. Cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ.

Nghệ An: Bé sơ sinh nặng 700 g được nuôi sống thành công trong lồng kính

Dù có rất nhiều khó khăn, song, bé sơ sinh nặng 700 g đã được nuôi dưỡng thành công với cân nặng 2,4 kg.

TIN MỚI NHẤT