Viêm dạ dày tá tràng nhẹ sẽ dễ chữa trị, nếu để sang mạn tính sẽ gặp nhiều khó khăn và biến chứng trong công tác điều trị dứt điểm.
- Vì sao bạn béo hơn người khác?
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí hiệu quả khi bị viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Hiểu rõ về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để có kiến thức tổng thể cũng như thay đổi các thói quen không lành mạnh giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình khỏe mạnh nhất.
Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Viêm dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bị viêm, có tổn thương, thậm chí là có vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc phần tá tràng, phần đầu tiên của ruột non, nằm ngay dưới dạ dày. Vì một nguyên nhân nào đó mà lớp niêm mạc (màng lót trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị lộ ra, tiếp xúc trực tiếp với axit do dạ dày/tá tràng tiết ra gây tổn thương.
Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong mọi lứa tuổi, cả tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Với viêm dạ dày tá tràng cấp tính xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn. Dạng mãn tính có thể tiến triển chậm và kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày và viêm tá tràng là do vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori. Khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập dạ dày hoặc tá tràng làm ảnh hưởng hoạt động của niêm mạc, làm mất chức năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc trước axit của dạ dày tiết ra, dần gây viêm loét.
Một nguyên nhân phổ biến khác của viêm dạ dày tá tràng đó là sử dụng một số loại thuốc giảm đau và thuốc đặc thù trong một thời gian dài như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen hoặc uống quá nhiều rượu, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, một loại chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Bệnh Crohn
- Bệnh Celiac
- Trào ngược mật
- Một tình trạng tự miễn dịch dẫn đến viêm dạ dày
- Sự kết hợp của một số bệnh nhiễm virus nhất định như Herpes Simplex với hệ thống miễn dịch bị suy yếu
- Do di truyền, nếu gia đình có người thân bị viêm dạ dày tá tràng nguy cơ bạn bị viêm dạ dày tá tràng cũng cao hơn.
- Sử dụng máy thở trong thời gian dài
- Căng thẳng cực độ do làm việc, áp lực công việc lớn khiến tăng tiết dịch vị dạ dày
- Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn các thức ăn độc hại, kém chất lượng
- Nghiện hút thuốc lá và bia rượu
- Tiến hành xạ trị hoặc hóa trị
Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có các triệu trứng phổ biến sau:
- Có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn: Do dạ dày và tá tràng bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, khiến người bệnh hay có cảm giác căng tức bụng, chướng bụng.
- Đau bụng vùng trên rốn (thượng vị) hoặc đau bụng lan ra sau lưng: Do dạ dày tá tràng bị viêm, tổn thương nên khi axit dạ dày tiết ra, thức ăn đi vào tiếp xúc trực tiếp với khu vực tổn thương tạo nên cảm giác đau bụng.
- Hay ợ hơi, ợ chua: Không chỉ dấu hiệu báo rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lúc mới bị.
- Trong một số trường hợp, phân của bạn có thể có màu đen và chất nôn có thể trông giống như bã cà phê đã qua sử dụng. Những triệu chứng này xuất hiện khi đã có sự chảy máu trong dạ dày. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi bệnh viện ngay lập tức nếu bạn gặp phải.
Trên đây chỉ là những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng đặc trưng nhất, để có chẩn đoán chính xác các bạn phải đến bệnh viện khám thông qua các xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở. Để kiểm tra hơi thở, bạn được hướng dẫn uống một chất lỏng trong suốt, không vị, sau đó thở vào một cái túi. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện thêm khí carbon dioxide trong hơi thở nếu bạn bị nhiễm H.Pylori.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện nội soi với một máy ảnh nhỏ gắn vào một ống dài, mỏng và linh hoạt di chuyển xuống cổ họng để soi dạ dày và tá tràng cho phép kiểm tra tình trạng viêm, chảy máu và bất kỳ mô bất thường nào. Bác sĩ có thể lấy một vài mẫu mô nhỏ để xét nghiệm thêm để hỗ trợ chẩn đoán.
Bệnh viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lúc mới bị, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi hẳn rất dễ dàng nhưng nếu chủ quan không điều trị ngay thì sẽ chuyển sang bệnh mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hẳn và rất có thể chuyển sang các biến chứng nguy hiểm như là:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Đây là biến chứng thường gặp nhất. Khi bị viêm nặng, xuất hiện vết loét trong dạ dày tá tràng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu trong, rất nguy hiểm đến tính mạng khi không được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân khi viêm dạ dày tá tràng dẫn đến chảy máu trong sẽ gặp phải các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, choáng váng, buồn nôn, nôn ra máu, thậm chí là ngất xỉu.
- Thủng dạ dày tá tràng: Vết loét bị axit ăn mòn, viêm nặng dẫn đến thủng dạ dày tá tràng, rất nguy hiểm. Lúc này bệnh nhân sẽ đột ngột đau bụng dữ dội như bị dao đâm.
- Hẹp môn vị: Là dạng mô viêm xơ hình thành trên ổ viêm, vết loét dạ dày tá tràng khiến lòng ruột bị hẹp lại, thức ăn di chuyển khó khăn khi đi qua. Người bệnh thường bị đau vùng thượng vị, nổi gò ở bụng khu vực trên rốn, có thể hay bị nôn ra thức ăn cũ khi hẹp môn vị nặng.
- Ung thư: Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính khiến viêm dạ dày tá tràng bị ung thư hóa, thường xảy ra với viêm loét dạ dày tá tràng đã kéo dài trên 10 năm.
Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị sớm nhất có thể.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Có nhiều cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và thời gian phục hồi linh hoạt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Điều trị bằng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Các loại thuốc kháng sinh bác sĩ kê
Nếu bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. Pylori thì bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc để tiêu diệt nhiễm trùng. Bạn có thể cần phải dùng kháng sinh trong hai tuần hoặc lâu hơn.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng các loại thuốc giảm sản xuất axit dạ dày
Thuốc giảm sản xuất axit trong dạ dày là một bước quan trọng trong điều trị, làm giảm lượng axit được giải phóng vào đường tiêu hóa của bạn
Thuốc kháng axit hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Để giảm tạm thời các triệu chứng đau bụng, đầy hơi thì bác sĩ có thể đề nghị các thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dày và giảm đau.
Thuốc kháng axit có thể ngăn cơ thể hấp thụ các loại thuốc khác, vì vậy, bạn nên dùng thuốc kháng axit ít nhất một giờ trước khi dùng các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này cùng những lời chỉ dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng bản thân.
Thay đổi lối sống để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khỏi hẳn
Một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp các bạn nhanh chóng khỏi hẳn bệnh viêm dạ dày tá tràng như là:
- Bỏ thuốc lá và ngừng sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, naproxen và ibuprofen (các loại thuốc kháng viêm không sreroid) làm tránh làm tình trạng viêm đường tiêu hóa nặng hơn.
- Bỏ rượu cũng được khuyến khích vì sử dụng rượu nặng (hơn năm ly mỗi ngày) cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm, nhai kĩ tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế thức ăn cay, nóng, khó tiêu.
- Tập thể dục, ngủ nghỉ điều độ lành mạnh, giữ tinh thần thư thái tránh để căng thẳng lâu dài.
>>> Xem thêm:
- Viêm dạ dày nên ăn gì tốt và khỏi bệnh nhanh chóng?
- Viêm dạ dày HP nên ăn gì và không nên ăn gì?
Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa nên các bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp, có một số loại thực phẩm được khuyến khích nên bệnh viêm dạ dày tá tràng nên ăn như là:
- Các thực phẩm giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày hiệu quả như sữa, trứng, sữa chua,... Nên ăn các thức phẩm ở dạng nóng như sữa nóng, trứng hấp hoặc luộc.
- Các thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt lợn, cá,..chế biến hấp, kho, luộc tránh chiên xào nhiều dầu mỡ, không ăn loại thực phẩm thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích,
- Ăn nhiều rau và hoa quả tươi có nhiều vitamin, chất xơ, chất dinh dưỡng giúp dễ tiêu hóa, nhanh lành vết viêm trong đường tiêu hóa.
- Ăn các loại thức ăn giàu tinh bột ít mùi vị như cơm, cháo, bánh mì, khoai tây, khoai lang dạng nấu, luộc, hấp, không ăn dạng chiên xào, rán như bánh rán, bánh khoai lại là các thức ăn khó tiêu.
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
- Chuyển sang dùng các loại dầu thực vật như đậu nành, hướng dương, dầu vừng dễ tiêu hóa.
Viêm dạ dày tá tràng nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang bệnh mãn tính, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày hay thủng dạ dày. Trong một số trường hợp, viêm mãn tính niêm mạc dạ dày có thể thay đổi các tế bào theo thời gian và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Do đó, hãy đi khám sức khỏe thường xuyên, nhất là khi các dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng xảy ra nhiều lần trong thời gian ngắn để xác định nguyên nhân và đưa ra các cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng kịp thời. Chúc các bạn luôn sống khỏe và sống vui không còn nỗi lo về viêm loét dạ dày tá tràng.