Nếu bạn quá tiết kiệm, không chịu vứt bỏ thức ăn thừa, đun đi đun lại, ăn đồ ôi thiu, mốc meo, ăn rau củ quả để lâu ngày… sẽ gây hại cho sức khỏe, dễ tăng nguy cơ ung thư.
- Kinh nghiệm từ người cao tuổi: Còn khỏe còn trẻ chớ làm 3 điều này vào buổi sáng, về già hối hận thì đã quá muộn
- Vợ chồng tình cảm mặn nồng thế nào cũng không được dùng chung 5 đồ vật này kẻo rước phải bệnh khó lường
Theo trình độ y học hiện nay, rất nhiều bệnh ung thư không thể chữa khỏi hoàn toàn, một khi bệnh ung thư được chẩn đoán, đồng nghĩa với việc cái chết đã gần hơn một bước.
Đặc biệt là rất nhiều bệnh ung thư diễn biến phức tạp, trong giai đoạn đầu không có biểu hiện gì, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng thì thường tình trạng đã rất nghiêm trọng. Đối với căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người này, cho dù cẩn thận đến mấy cũng không thể quá tự tin.
Ung thư xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân liên quan mật thiết nhất đến đời sống con người có lẽ là chế độ ăn uống. Một số chuyên gia cho rằng, quá tiết kiệm trong ăn uống cũng có thể khiến ung thư tìm đến nhà bạn.
Ví dụ như những thực phẩm dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư, dù bạn có tiếc tiền đến đâu cũng hãy vứt chúng đi nhé!
1. Thức ăn thừa lưu trữ lâu
Nhiều người có thói quen nấu quá nhiều thức ăn và để dành cho bữa sau. Nếu khoảng cách giữa hai bữa ngắn, thức ăn thừa sẽ được ăn nhanh cho bữa thứ 2. Thói quen này là dễ hiểu và tránh lãng phí. Nhưng nhiều người quá tằn tiện, đồ thừa có thể ăn mấy bữa. Những thói quen như vậy chỉ có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu thức ăn thừa được lưu trữ quá lâu, các thành phần nitrit có thể được tạo ra, đặc biệt là thức ăn thừa đã lên men, chúng sẽ chỉ chứa nhiều nitrit hơn. Lâu lâu ăn một lần có thể không gây hại rõ rệt cho sức khỏe nhưng nếu ăn đồ thừa trong thời gian dài thì tác hại của nó rất đáng để chúng ta lưu ý.
2. Thức ăn bị mốc
Nhiều người có thói quen dự trữ nhiều thực phẩm tại nhà như gạo, bột, ngô, đậu, lạc… Những thực phẩm này khi bảo quản lâu ngày rất dễ bị ẩm mốc.
Nhiều người không muốn vứt bỏ thực phẩm bị mốc mà chỉ rửa sạch các vết mốc trên bề mặt trước khi ăn. Thứ nhất, thực phẩm bị mốc có mùi vị khó chịu, và thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin, một chất có khả năng gây ung thư mạnh. Nếu ăn phải những chất bị mốc này cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
3. Rau củ quả để lâu
Rau tươi và trái cây rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin và cellulose, sau khi ăn có thể thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ giải độc, đồng thời có thể cản trở sự hình thành nitrit, do đó có tác dụng phòng và chống ung thư.
Nhưng nếu rau củ quả không còn tươi ngon thì phải kịp thời vứt bỏ, những thực phẩm như vậy không những không tốt cho sức khỏe mà thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm kể trên rất có hại cho sức khỏe và có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư, vì vậy cần vứt bỏ càng sớm càng tốt. Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, muốn phòng ngừa ung thư thì phải cải thiện những thói quen sinh hoạt không tốt.
Nói một cách đơn giản, chúng ta nên chú ý bỏ hút thuốc và uống rượu, kiên trì tập thể dục phù hợp, ngủ đủ giấc, giữ thái độ lạc quan và tích cực, những điều này có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp cơ thể chống lại ung thư tốt hơn.
Một điểm nữa cũng rất quan trọng, bạn nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, để có thể sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, từ đó điều trị sớm.