Nếu 3 bộ phận này trên cơ thể thường xuyên bị ngứa, chúng ta nên kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt vì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
- Bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi bú bình do nguyên nhân thường gặp
- 4 môn thể thao đơn giản nhưng giúp bạn kéo dài 5-10 năm tuổi thọ: Thực hiện đều đặn khí huyết được lưu thông, đột quỵ cũng phải sợ
Gần đây Tiểu Lý luôn cảm thấy ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là vào ban đêm, cô thường xuyên bị ngứa làm tỉnh giấc, uống thuốc dị ứng cũng không có tác dụng.
Khi được đồng nghiệp hỏi thăm, Tiểu Lý nói rằng mình bị dị ứng và các ngón chân ngứa ngáy không ngủ được nên rất chán nản. Sau khi nghe điều này, đồng nghiệp cảm thấy các triệu chứng giống bệnh tiểu đường nên khuyên Tiểu Lý đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
Quả thật, kết quả kiểm tra cho thấy đường huyết của Tiểu Lý đang tăng cao.
Trên thực tế, đôi khi ngứa không phải tất cả đều do dị ứng gây ra mà do lượng đường trong máu.
Ngứa ngón chân
Khi ngón chân bị ngứa, nhiều người nghĩ ngay đến bệnh nấm da chân đầu tiên. Trên thực tế, không chỉ bệnh nấm da chân mà lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể khiến ngón chân bị ngứa.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng đến mạch máu ở các ngón chân. Khi lượng đường trong máu tăng đến một mức nhất định, các mao mạch ở ngón chân có thể bị tắc nghẽn, khiến quá trình trao đổi chất ở da diễn ra không bình thường, một số độc tố sẽ tập trung vào ngón chân khiến da bị ngứa dữ dội.
Ngứa tai
Nếu trong tai có quá nhiều ráy tai sẽ gây ngứa tai, tuy nhiên tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách vệ sinh tai. Khi tình trạng ngứa tai xảy ra thường xuyên và không thể giảm bớt bằng cách ngoáy tai, hãy cẩn thận vì đó có thể là lượng đường trong máu cao.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, tuyến bã nhờn trên tai sẽ tiết ra ráy tai nhiều hơn gây ngứa tai.
Ngứa cẳng tay
Nếu phát hiện cẳng tay và mông dưới ngứa ngáy bất thường, không khỏi dùng tay gãi thì hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Uống bôi ngứa ngoài da có tác dụng rất ít, dùng tay gãi cũng không bớt ngứa, càng gãi càng ngứa, vùng da bị trầy xước rất khó lành. Vùng da bị ngứa ngày càng rộng, mức độ ngứa ngày càng nặng chứng tỏ lượng đường huyết trong cơ thể bạn đã ở mức cao, cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Vì sao bệnh tiểu đường khiến da luôn ngứa ngáy?
Do lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu trong huyết tương và dịch kẽ, làm cho tế bào bị mất nước, da khô, kích thích các đầu dây thần kinh, sinh ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
Lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ làm suy yếu khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, từ đó khả năng kháng bệnh của da giảm sút, dễ gây viêm nang lông, nấm da và các bệnh ngoài da khác, dẫn đến ngứa da.
Do rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị viêm các đầu dây thần kinh, làm tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh, khi có một kích thích nhẹ từ bên ngoài như thay đổi nóng lạnh, uống rượu, ăn cay, quần áo ma sát sẽ gây ngứa da.
Khi kiểm tra thấy lượng đường trong máu của bạn cao, bạn phải cẩn thận. Thông thường bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều tinh bột, ngoài ra phải làm tốt công tác theo dõi đường huyết, tập thể dục nhiều hơn, đảm bảo giấc ngủ để giúp kiểm soát đường huyết ổn định.