Một số người thường xuyên đau đầu, chóng mặt và nghĩ rằng đây chỉ đơn giản là triệu chứng của huyết áp thấp. Tuy nhiên, nên cẩn trọng bởi những căn bệnh tiềm ẩn sâu bên trong cơ thể.
- Bé 2 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
- Các triệu chứng xuất hiện hậu COVID-19 và cách khắc phục
Tình trạng thường xuyên bị đau đầu xảy ra với khá nhiều người, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Nhiều người nghĩ đây là trạng thái bình thường nên đã sử dụng thuốc một cách vô tội vạ, điều này còn khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
Không giống như tăng huyết áp, huyết áp thấp không phải là một bệnh, đó là một trạng thái hay triệu chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Gọi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg.
Vì là một trạng thái hay triệu chứng nên mức độ ảnh hưởng của huyết áp thấp tuỳ thuộc vào bệnh lý gây nên (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim, hay tụt huyết áp do dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận...).
Rất nhiều người (nhất là phụ nữ) khi đo huyết áp thường xuyên thấy thấp (ví dụ 90/60 mmHg), nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường mà không gây ra biến chứng nào như khi bị tăng huyết áp.
Vì vậy, nếu kiểm tra huyết áp thấy thấp, kèm theo các triệu chứng khác như đã mô tả thì cần phải khám xét xem có bệnh lý nào khác không, hay có dùng một loại thuốc nào khác ảnh hưởng tới huyết áp hay không.
Đau đầu do bệnh mãn tính bao gồm:
Tác động của một số bệnh mạn tính
Đau đầu là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh mạn tính như tiểu đường, lupus ban đỏ, đau xơ cơ,… Nếu bạn thường xuyên đau đầu, điều đầu tiên cần thực hiện là đi khám tại bệnh viện để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và thực hiện theo chỉ định chuyên môn của bác sĩ.
Ảnh hưởng của bệnh viêm xoang
Viêm xoang có nhiều triệu chứng, trong đó có thể bao gồm đau đầu, đau nửa đầu. Thực tế, xấp xỉ 90% những người mắc bệnh viêm xoang đều bị đau nửa đầu. Bệnh viêm xoang gây đau đầu dai dẳng cần ngăn chặn bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh đặc trị. Khỏi viêm xoang, cơn đau đầu dai dẳng cũng sẽ được loại bỏ.
Bệnh u não
Nếu đau đầu dai dẳng nhiều tháng không khỏi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của khối u trong não. Đau đầu dữ dội, ở mức độ chưa từng thấy trước đây là triệu chứng bệnh cần được xem xét kỹ. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp CT scan não, chụp cộng hưởng từ để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Tình trạng thiếu máu nặng
Tình trạng thiếu máu nghiêm trọng cũng gây đau đầu. Nếu thấy các triệu chứng đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi,… bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong trường hợp này chỉ cần uống bổ sung sắt là có thể điều trị được bệnh.
Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine hay còn được gọi là đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ thể đặc biệt như Migraine có biến chứng thần kinh. Phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu nhiều hơn ở nam giới, với tỷ lệ bệnh nhân nữ gấp 3 lần so với bệnh nhân nam. Bệnh xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở độ tuổi dưới 45 tuổi, hiếm gặp hơn ở người cao tuổi và trẻ em.
Đau đầu không do bệnh lý bao gồm:
Mất nước cơ thể gây thiếu máu, thiếu oxy lên não.
Stress, căng thẳng kéo dài, lo âu thường xuyên.
Thay đổi hormone ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay ở chu kì kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích như bia rượu, cà phê,...
Rối loạn thói quen sinh hoạt ở người hay thức khuya, người thường xuyên di chuyển giữa các nước.