Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần lưu ý

Sức khỏe 24/04/2024 05:00

Những sai lầm khi sử dụng điều hòa sau đây khiến bạn phải lưu ý, kiểm tra xem mình có mắc lỗi nào để ngừng ngay nhé.

Theo Vinmec, việc sử dụng điều hòa không khí nhiều không gây hại cho hệ thống hô hấp của con người, tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc không đúng cách có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Trong môi trường quá khô, điều hòa không khí có thể làm khô màng nhầy trong mũi và họng, gây ra khó chịu và khó thở. Nếu không đủ ẩm, cơ thể con người có thể bị mất nước và làm giảm sức đề kháng, dẫn đến việc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí còn làm nặng bệnh lý hen ở trẻ nhỏ.

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần lưu ý - Ảnh 1
Sử dụng điều hòa sai gây thêm bệnh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nếu hệ thống điều hòa không khí không được bảo trì và vệ sinh đúng cách, nó có thể trở thành một nguồn gốc của vi khuẩn và nấm, gây ra các vấn đề về sức khỏe liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và cảm cúm.

Những sai lầm khi sử dụng điều hòa

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,…Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần lưu ý - Ảnh 2
Lưu ý khi sử dụng điều hòa. Ảnh: Internet

Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.

Thường xuyên đóng kín cửa

Một thực trạng cho thấy, nếu liên tục sử dụng điều hòa cho phòng nhỏ, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề như hết oxy để thở. Bởi không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu bạn thường xuyên đóng chặt cửa.

Vì vậy, cách tốt nhất là tạo khe hở thật nhỏ để không khí lưu thông, nên chọn máy điều hòa thế hệ mới để có thêm chức năng lọc khí và diệt khuẩn, giúp căn phòng thoáng khí như đang được thở.

Để gió thổi vào đầu

Hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu dễ gây ngạt mũi, khó thở, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Bạn nên điều chỉnh hướng gió thổi lên vị trí cao ở chế độ đảo chiều liên tục. Khi ngủ, nên mặc quần áo thấm mồ hôi tốt, đắp một tấm chăn mỏng che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở có thể gây cảm lạnh.

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần lưu ý - Ảnh 3
Tránh để gió thổi vào đầu. Ảnh: Internet

Không bật thêm quạt gió

Quạt điện và máy điều hòa đều là hai thiết bị làm mát hữu hiệu. Song sai lầm lại nằm ở chỗ chúng ta thường không bao giờ cho chúng hoạt động cùng lúc, mà chỉ sử dụng hoặc là quạt hoặc là điều hòa nhằm tiết kiệm điện.

Trên thực tế, quạt và điều hòa có thể hoạt động bổ trợ lẫn nhau: một thì làm mát, còn một thì đưa không khí mát tới đều trong căn phòng. Vì vậy, phương pháp kết hợp này không chỉ tiết kiệm cho hóa đơn điện mà còn giúp giảm bớt công suất, tần suất làm việc của điều hòa - giúp nó ít phải vận hành nặng nhọc trong những ngày oi bức.

Không vệ sinh điều hòa

Có những gia đình từ khi lắp điều hòa đã vài năm nhưng không bảo dưỡng vệ sinh. Điều đó khiến cho bụi và vi khuẩn từ điều hòa phả ra không khí và tấn công hệ hô hấp nên dễ bị bệnh. Trước mỗi mùa nóng bạn nên làm vệ sinh cho điều hòa.

Cách sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ em

Theo bác sĩ chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ, không cho trẻ từ môi trường quá nóng bước vào phòng lạnh ngay mà phải nghỉ ở phòng thường 10-15 phút rồi mới vào phòng lạnh và ngược lại, muốn từ phòng lạnh ra ngoài trời nóng phải tắt máy lạnh và ở trong phòng từ 10-15 phút.

Vào ban đêm nên chỉnh máy lạnh 27 độ C cho trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi), 24 - 26 độ C cho trẻ lớn hơn hoặc khi gia đình có nhiều người ngủ chung.

"Việc nằm máy lạnh lâu có thể khiến trẻ mất nước làm da khô, tích điện và tiêu hao một phần năng lượng, để giữ ấm nên cho trẻ ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời không để quạt gió máy lạnh thổi trực tiếp vào trẻ sẽ làm giảm hoạt động của biểu mô hô hấp, khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp hơn", bác sĩ Dương lưu ý. Điều chỉnh chế độ máy lạnh phù hợp với độ ẩm bên ngoài, khi bên ngoài ẩm nhiều thì bật chế độ dry, ẩm ít dùng chế độ cool.

Bác sĩ khẳng định người ít mắc bệnh ung thư thường có 6 đặc điểm này, chỉ cần có trên 3 điều là có thể an tâm

Một số người có thể mắc bệnh ung thư khi còn trẻ, cũng có người ở tuổi 80, 90 mà cơ thể vẫn không hề có dấu hiệu của bệnh ung thư.

TIN MỚI NHẤT