Nhiều phụ nữ mang thai thường không thắt dây an toàn khi lái xe do lo ngại đai dây an toàn có thể đè lên em bé. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
- Người đàn ông bị ong vò vẽ đốt đã tử vong trong đêm, bỏ lại vợ nghèo và 3 con thơ
- Khuyến cáo 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết nên cân nhắc nhập viện ngay
Trên thực tế, nhiều phụ nữ mang bầu cảm thấy không thoải mái khi thắt dây an toàn, vì vậy mà không ít người bỏ qua việc này. Thậm chí, nhiều người còn lo rằng đai dây an toàn có thể đè lên em bé vì nó gây áp lực lên bụng. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Đeo dây an toàn là biện pháp an toàn tiêu chuẩn mà tất cả người tham gia giao thông cần thực hiện. Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe dừng lại đột ngột. Sử dụng dây an toàn đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ bị thương khi xảy ra tai nạn và cũng có thể cứu mạng người ngồi trên xe trong những tình huống nguy hiểm.
Cách thắt dây an toàn cho bà bầu
Bước 1: Kéo căng dây an toàn bên dưới bụng và vòng qua hông để dây giữ chắc phần với xương chậu mà không gây áp lực lên vùng bụng.
Bước 2: Dây đeo vai phải đặt giữa ngực nhưng cách xa cổ và lệch sang một bên ngực. Đeo dây theo cách này sẽ giúp dây đai không bị lỏng. Không đặt dây an toàn sau lưng, dưới một cánh tay hay quá gần cổ.
Bước 3: Điều chỉnh vị trí ghế ngồi đến khi bà bầu cảm thấy thoải mái nhất. Cố gắng giữ ở tư thế thẳng đứng để tạo khoảng cách giữa tay lái và bụng.
Lưu ý, khoảng cách không được quá xa để đảm bảo chân có thể tiếp cận với chân ga, chân phanh và vô lăng một cách linh hoạt. Ngoài ra, nếu ngồi ở ghế hành khách, bà bầu nên nghiêng ghế lại để có thể ngồi trong tư thế nghỉ ngơi.
Một số biện pháp an toàn khác cho bà bầu
Bà bầu cần nhớ không nên tắt công tắc túi khí. Dây đai an toàn hoạt động với túi khí để cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người lái.
Một số phụ nữ mang thai nghĩ rằng họ không cần dây an toàn nếu có túi khí. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm. Nếu không thắt dây đai, bà có thể va vào vật trong xe hoặc bị đẩy ra khỏi xe ô tô nếu xe bị va chạm.
Bà bầu cũng cần ghi nhớ không lái xe quá 5 đến 6 giờ mỗi ngày. Bởi lái xe trong nhiều giờ có thể gây mệt mỏi cho phụ nữ mang thai, không tốt cho em bé. Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng gối tròn (hoặc khăn tắm cuộn tròn) để làm điểm dựa cho lưng dưới, nâng đỡ phần lưng, tránh đau lưng khi lái xe trong thời gian dài.
"Bộ não khi mang thai" chịu đựng nhiều căng thẳng hơn bình thường, vì vậy người mang thai nên lên kế hoạch trước cho các chuyến đi. Nếu có thể, phụ nữ có bầu nên tránh lái xe đường dài và nghỉ ngơi thường xuyên để giúp lưu thông máu ở bàn chân. Bàn chân và mắt cá chân dễ bị sưng hơn khi ngồi trong một thời gian dài. Do đó, người mang thai nên nghỉ ngơi, duỗi chân và di chuyển chân, bàn chân và các ngón chân.
Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu nên cố gắng tránh lái xe. Hàng ghế sau ở giữa là nơi an toàn nhất trong xe (trong trường hợp thắt dây an toàn). Trường hợp ngồi ở ghế hành khách trước, phụ nữ mang thai nên kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ bụng, đề phòng túi khí bung.
Trong trường hợp, ô tô chở mẹ bầu xảy ra va chạm khi di chuyển, hãy đến bệnh viện ngay lập tức ngay cả khi không bị thương.