Lo lắng là cảm giác không an tâm hoặc quá lo lắng về một tình huống hoặc vấn đề nào đó. Với sự lo lắng quá mức, tâm trí và cơ thể của bạn rơi vào tình trạng quá tải khi bạn liên tục tập trung vào "những điều gì đó có thể xảy ra".
- 'Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng tăng': Học ngay 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sau trước khi quá muộn
- 'Bỏ túi' 6 loại vitamin và thực phẩm giúp ngăn ngừa tóc bạc, chị em dùng thường xuyên sẽ bất ngờ với thành quả thu về
Lo lắng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đến mức nó có thể biếng ăn, thay đổi các thói quen lối sống, các mối quan hệ, giấc ngủ và hiệu suất công việc của bạn.
Để có thể học cách quản lý được cảm xúc và hiểu được mức độ ảnh hưởng của nó, chúng ta hãy cùng xem qua một số triệu chứng của sự bất an nhé!
1. Đồng tử mở rộng
Nếu cơ thể liên tục duy trì trạng thái tỉnh táo, đồng tử có thể trở nên lớn hơn. Ngược lại, nếu việc mở rộng đồng tử không liên quan đến độ nhạy cảm ánh sáng thì đây chính là triệu chứng của bệnh cần được điều trị.
Nếu chỉ số bất an tăng lên, đồng tử giãn ra và bạn có thể bị chóng mặt, cũng có thể bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng kỳ lạ hoặc tầm nhìn mờ đi.
Bất an là cơ chế phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi nguy hiểm hoặc đe dọa, vì vậy phản ứng sinh lý của hệ thần kinh có thể gây nên sự mở rộng đồng tử. Đồng tử mở to để có thể nhìn thấy rõ ràng và toàn bộ những gì xung quanh, giúp chúng ta thoát ra.
Trong thước đo bất an Hamilton được công bố năm 1959, đồng tử mở rộng là một trong 15 chỉ số bất an.
2. Khó nuốt
Việc gặp khó khăn khi ăn, uống hoặc nuốt nước bọt cũng là ảnh hưởng của sự lo lắng đến cơ thể không được biết đến nhiều. Chứng khó nuốt hay còn được gọi là hysteria là cảm giác giống như có một vật gì đang bị mắc kẹt trong cổ.
Trên thực tế, nghiên cứu được công bố bởi Aguirre Alvarez, Martínez Lemus và Nuñez Orozco bao gồm chi tiết về chứng khó nuốt.
Chứng khó nuốt, một triệu chứng rõ ràng của sự lo lắng, liên quan đến các tuyến nước bọt chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt. Lý do triệu chứng này xuất hiện là để dự trữ các chất lỏng cơ thể giúp quản lý hoạt động của cơ bắp.
3. Đau đầu
Khi phát sinh bất an, tất cả các động mạch và tĩnh mạch sẽ co lại để cung cấp nhiều máu hơn cho cơ bắp. Do đó, tuần hoàn máu nhanh hơn và làm thúc đẩy thu nhỏ mạch máu, gây ra hiện tượng đau đầu. Triệu chứng này thường phổ biến hơn vào buổi sáng và buổi tối.
4. Đau cằm
Cằm, cổ, vai và lưng là những bộ phận chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự bất an và căng thẳng.
Nếu bạn cảm thấy đau cằm nghiêm trọng vào buổi sáng và thậm chí cơn đau được truyền đến tai, bạn cần suy nghĩ về việc nghiến răng. Vì khi chỉ số căng thẳng và bất an cao, bạn có thể đã nghiến răng khi ngủ.
Bạn có thể sử dụng nẹp răng để ngăn chặn tình trạng này, nhưng cách tốt nhất là hãy gặp bác sĩ để điều trị các nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bất an.
5. Đi tiểu thường xuyên
Số lần đi tiểu trong thời gian ngắn cũng có liên quan đến ảnh hưởng của sự bất an với cơ thể.
Trước kỳ thi hoặc phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy lo lắng thì bạn có thể sẽ thường xuyên đi vệ sinh.
Khi bất an, thận sẽ giảm lượng nước tiểu tạo ra và tiết kiệm chất lỏng cơ thể để cung cấp cho cơ bắp. Tuy nhiên, cơ thể phải loại bỏ những chất không cần thiết ra ngoài nhanh hơn, vậy nên não sẽ kích hoạt nhu cầu đi tiểu.