90% gia đình Việt vệ sinh đũa ăn sai cách, chính điều này là nguyên nhân phát tán các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.
- Một loại thực phẩm ‘rẻ rề’ có sẵn tại các chợ giúp giảm lượng đường trong máu, tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường
- Căn bệnh khiến Hà Tăng ngày càng gầy, có nguy cơ biến chứng cao, nhiều người dễ mắc phải
Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng đũa ăn và gắp thức ăn cho vào miệng. Dù ít dù nhiều, đôi đũa ăn cũng có tác động nhất định đến sức khỏe của mỗi người khi sử dụng để ăn cơm hàng ngày. Do đó, việc rửa sạch đũa vô cùng quan trọng vì là bước cuối cùng đưa thức ăn vào miệng, bước cuối cùng hạn chế hay tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho người dùng.
Không nên ngâm đũa quá lâu
Vì cuộc sống bận rộn, sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không rửa bát ngay mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Chính hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8 - 18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.
Nên rửa đũa bằng nước nóng
Một trong những lời khuyên tốt nhất và đơn giản nhất để làm sạch đồ dùng nhà bếp bằng gỗ là bằng cách rửa chúng bằng nước nóng. Bạn có thể rửa đũa gỗ bằng nước nóng hàng ngày sau khi sử dụng. Áp dụng cách này hàng ngày bạn sẽ chẳng bao giờ lo lắng các vết nấm mốc hay vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình cả.
Không nên rữa bằng cách chà xát đũa vào nhau
Phần lớn mọi người cho rằng cách này giúp đũa sạch hơn, loại bỏ được tối đa chất bẩn. Tuy nhiên, đa số đũa sản xuất công nghiệp đều có cạnh khi chà xát vào nhau dù có tiếp xúc ma sát nhưng không loại bỏ hoàn toàn được cặn bẩn.
Hơn nữa, việc chà sát mạnh sẽ khiến đũa bị xước, dập, trở nên thô ráp, từ đó chất bẩn dễ bám, vi khuẩn đi vào sâu hơn vào trong những kẽ dập đó và khu trú lại, chờ cơ hội gây bệnh cho con người.
Nên lau khô và đặt đũa đúng chổ
Sau khi rửa sạch đũa, chị em nên tạo thói quen lau khô và phơi nắng rồi mới đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn tạo môi trường ẩm ướt cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đồng thời, nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.