Nhiều người đang duy trì thói quen cực độc này trong mùa Đông: 40% biến chứng liệt cơ mặt, giảm trí nhớ, suy yếu phổi dù đã được cảnh báo

Sức khỏe 25/12/2022 11:01

Theo các chuyên gia, những thói quen duy trì trong mùa Đông khiến nhiều người gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vào thời điểm giá rét, có rất nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn khi chúng ta áp dụng một số cách nhằm hạn chế những lạnh lại khiến cơ thể gặp những phản ứng trong đó có việc đốt lò sưởi bằng than.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên Báo Người đưa tin, khi đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng. Phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Hai tác động đồng thời này là nguy cơ khiến những người trong phòng kín nhanh chóng rơi vào cái chết "êm dịu".

Nhiều người đang duy trì thói quen cực độc này trong mùa Đông: 40% biến chứng liệt cơ mặt, giảm trí nhớ, suy yếu phổi dù đã được cảnh báo - Ảnh 1
Ngộ độc khí CO. Ảnh: VnExpress

Cũng theo BS Nguyên, bản thân CO không màu, không mùi vị nên rất khó phát hiện. Khi hít phải CO sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và "cướp" mất oxy trong máu, làm nạn nhân đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn.

Điều nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân không kịp nhận ra được những bất thường, họ lịm, ngất đi nhanh chóng mà không nhận ra nguy cơ, không thể thoát ra ngoài dù với người bình thường chỉ là một cái với tay mở toang cửa. Rất nhiều trường hợp tử vong tại chỗ hoặc đến viện đã tử vong.

Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…

Nhiều người đang duy trì thói quen cực độc này trong mùa Đông: 40% biến chứng liệt cơ mặt, giảm trí nhớ, suy yếu phổi dù đã được cảnh báo - Ảnh 2
Đốt than sưởi ấm gây nguy hiểm nhất là phòng kín. Ảnh: Internet

Theo bác sĩ PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cũng chia sẻ trên VTV, vào những ngày giá rét người dân cần đặc biệt phải thận trọng với các thiết bị sưởi ấm bằng than tổ ong, than củi. Do than cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra một loại khí cực độc là cacbon monoxit (CO). Đây là một chất không màu, không mùi, bắt cháy và có tính độc cao. Nạn nhân khi hít phải khí này nặng sẽ tử vong, nhẹ hơn thì để lại di chứng thần kinh, tâm thần.

Hằng năm, tại viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận nhiều ca bị bỏng do sử dụng dụng cụ sưởi ấm không đúng cách vào mùa lạnh. Nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi được ghi nhận do bố mẹ để các dụng cụ sưởi như quạt sưởi, máy sưởi, các đồ sưởi bằng điện gần trẻ nhỏ dẫn đến bỏng da. Ngoài ra, bệnh viện Bạch Mai cũng ghi nhận nhiều ca ngộ độc do người dân sử dụng than làm lò sưởi trong nhà, một số gia đình còn sử dụng than hoa đốt trong phòng ngủ, phòng tắm, đóng kín cửa nên dẫn đến ngộ độc khí than.

Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính.

Để phòng tránh sự cố đáng tiếc xảy ra, BS Nguyên khuyên người dân trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm.

Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Đồng thời, lập tức đưa tới bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh cần hà hơi, thổi ngạt, ép tim.

Tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm.

Cần tránh một số thói quen khác

Không tắm nước nóng lâu

Theo bác sĩ Thi chia sẻ trên VnExpress, tắm đúng cách khi trời lạnh là tắm từ dưới lên trên và gội đầu thật nhanh sau khi tắm. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi, không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để hai đến ba ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.

Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể 36-37 độ C. Bố mẹ có thể tắm trước rồi mới đến trẻ để không khí phòng tắm ấm lên. Bạn cũng có thể cho một ít dầu tràm vào nước để trẻ tắm ấm hơn.

Không nên tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Không tắm lúc muộn hoặc sáng sớm dễ dẫn đến đột quỵ.

Nhiều người đang duy trì thói quen cực độc này trong mùa Đông: 40% biến chứng liệt cơ mặt, giảm trí nhớ, suy yếu phổi dù đã được cảnh báo - Ảnh 3
Bật lò sưởi quá lâu gây hại. Ảnh: Internet

 

Đóng kín cửa ở trong nhà

Trẻ bị bệnh không chỉ do thời tiết lạnh mà có thể do ở trong nhà nhiều cũng dễ lây nhiễm các vi khuẩn, virus. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương. Hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá...

Nếu ở trong nhà, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Không nên để nhiệt độ phòng quá ấm, dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt khi ra ngoài trời lạnh. Điều này làm tăng nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, thậm chí gây hạ thân nhiệt, đột quỵ.

Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi. Tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.

Không để máy sưởi cạnh giường ngủ

Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, trời quá lạnh, nhiều người có sở thích để máy sưởi sát giường ngủ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến cháy, nguy hiểm tính mạng. Khoảng cách an toàn để sử dụng máy sưởi là cách giường hoặc cách người 1,5-2m. Máy sưởi tỏa nhiệt rất mạnh, nếu cho trẻ nằm hoặc đứng quá gần, luồng gió nóng sẽ làm bong tróc da, cảm giác sẽ rất khó chịu. Đã từng có trường hợp xảy ra hỏa hoạn do để quạt sưởi trong màn. Do đó nhất thiết không được để quạt sưởi ở gần giường, chăn màn. Nên đặc biệt lưu ý khi nhà có trẻ nhỏ bởi trẻ rất dễ bị bỏng nếu ở gần, chạm vào quạt sưởi.

Muốn sử dụng máy sưởi vừa đạt mục đích sưởi ấm, vừa đảm bảo sức khỏe vừa tiết kiệm điện, người tiêu dùng cần phải biết một số nguyên tắc nhất định như không bật máy sưởi liên tục trong nhiều giờ, phun ẩm trong khi bật máy sưởi, không để máy sưởi gần giường ngủ, chăn đệm, phòng bật máy sưởi không nên có nhiều đồ bằng kim loại...

Không bật quá 4 tiếng/ngày

Mùa đông, nhiều gia đình có xu hướng bật máy sưởi, quạt sưởi hoặc điều hòa 2 chiều liên tục 24/24 mỗi khi trời quá lạnh. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Bởi các thiết bị sưởi được cấu tạo bằng các dây đốt nóng, nếu cắm điện quá lâu sẽ rất dễ gây cháy, chập điện.

Tốt nhất là chỉ bật máy sưởi khi nào cần thiết phải sưởi ấm. Khi nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm thì nên tắt đi. Khoảng thời gian bật quạt sưởi hợp lý là dưới 4 tiếng/ngày.

Đối với đèn sưởi trong nhà tắm, mặc dù nhiệt lượng tỏa ra bao gồm nhiều tia hồng ngoại, không tạo ra bức xạ nhiệt quá cao, cũng không nên sử dụng quá thường xuyên. Thông thường, nên bật đèn sưởi 10 phút trước khi vào nhà tắm và chỉ nên bật 20-30 phút rồi tắt.

Các loại thiết bị sưởi nói chung tiêu tốn rất nhiều điện năng. Việc sử dụng đúng cách vừa tiết kiệm điện, vừa bảo vệ sức khỏe. Khi bật quạt sưởi mà đã cho cảm giác đủ ấm thì nên tắt đi, kể cả khi nhà có trẻ nhỏ. Tuyệt đối không bật quạt sưởi cả đêm để tránh nguy cơ chập, cháy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Đang bị ung thư thì nhà có tang, người đàn ông không dám đến dự, nghẹn ngào khóc thầm: Chuyên gia lí giải

Thời điểm xảy ra câu chuyện này cũng đã khá lâu, tuy nhiên, vẫn được nhiều người chia sẻ lại, chuyên gia cũng lí giải để những người quan tâm hiểu rõ hơn.

TIN MỚI NHẤT