Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với một số loại thức ăn nạp vào cơ thể. Dưới đây là triệu chứng và cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả.
- Dễ chịu hơn với 6 cách chữa dị ứng mẩn ngứa hiệu quả tại nhà
- Sốc với hình ảnh cô gái bị dị ứng toàn thân, mặt biến dạng do dùng thuốc chữa đau răng khiến nhiều người thấy sợ
Nội dung bài viết
- Dị ứng thức ăn là gì?
- Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn
- Triệu chứng dị ứng thức ăn
- Cách chữa dị ứng thức ăn
- Cách chữa bệnh dị ứng mẩn ngứa bằng thuốc Tây
- Một số mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa hiệu quả từ dân gian
- Cách phòng tránh dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là tình trạng tương đối phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Ngứa, sưng môi, phát ban,… là một số triệu chứng thường gặp ở những người bị dị ứng thức ăn. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa dị ứng thức ăn đơn giản và hiệu quả tại nhà.
Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn là phản ứng bất thường của cơ thể đối với thực phẩm, lầm tưởng đó là một loại thức ăn có hại nào đó. Bệnh này liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, có thể là bệnh cấp tính đột ngột hoặc bệnh mãn tính kéo dài đã một thời gian.
Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn
Một số yếu tố chính gây dị ứng thức ăn như:
Tuổi tác
Trẻ em thường bị dị ứng thức ăn nhiều hơn so với người lớn, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, gây ra các phản ứng mẩn ngứa, nổi đỏ.
Di truyền
Có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ bị dị ứng thức ăn thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.
Môi trường
Dù các chức năng trong cơ thể bình thường, khi sống trong điều kiện ô nhiễm không khí, nguồn nước, nơi có bệnh truyền nhiễm sẽ gây nên dị ứng.
Triệu chứng dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, bao gồm các dấu hiệu phổ biến như nôn mửa, sưng lưỡi, tiêu chảy, khó thở, nổi mề đay hoặc huyết áp thấp. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng vài phút cho đến vài tiếng đồng hồ, thậm chí là vài ngày sau khi có thức ăn lạ đi vào cơ thể. Một số phản ứng cấp tính có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, thường được gọi là sốc phản vệ.
Hiện tượng sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như cổ họng bị sưng, đường hô hấp bị thắt chặt, khó thở, hoa mắt, mạch đập nhanh, chóng mặt, mất ý thức,…
Cách chữa dị ứng thức ăn
Cách chữa bệnh dị ứng mẩn ngứa bằng thuốc Tây
- Với dị ứng thể nhẹ: Dùng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban.
- Với dị ứng nghiêm trọng: Bạn có thể cần tiêm epinephrine. Hãy đến phòng cấp cứu với 2 phương pháp điều trị thông thường là Anti-ige và liệu pháp miễn dịch đường uống.
Một số mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa hiệu quả từ dân gian
- Nước giấm rượu táo: Giấm rượu táo có tác dụng kháng lại tác nhân dị ứng histamin, cân bằng pH, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch. Chất kiềm trong giấm rượu táo giúp loại bỏ các gốc tự do gây dị ứng rất tốt. Cách dùng: Pha giấm rượu táo với 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với nước ấm, mỗi ngày uống 2 cốc.
- Uống nước gừng: Gừng kết hợp với mật ong giúp hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa. Vị cay và tính ấm của gừng giúp giảm các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban. Cách dùng: Đun sôi gừng đã thái lát khoảng 10 phút, sau đó thêm mật ong vào khuấy đều rồi uống trực tiếp.
- Dùng gel nha đam: Nha đam có tính mát, giúp làm dịu các triệu chứng trên da. Cách dùng: Lấy phần thịt nha đam thoa lên vùng da bị dị ứng. Khoảng 10-15 phút sau thì vệ sinh lại bằng nước ấm.
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không là phương pháp an toàn khi bà bầu bị dị ứng thức ăn. Cách dùng: Giã nát lá trầu không rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, từ đó làm giảm tình trạng mẩn ngứa.
- Tỏi sống: Tỏi chứa thành phần chống dị ứng. Mỗi ngày nhai 3 nhánh tỏi sống sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi các tổn thương do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên ăn tỏi với số lượng lớn, đặc biệt là lúc đang đói vì có thể bị khó chịu, buồn nôn, chướng bụng hoặc rối loạn đường ruột.
>>> Xem thêm:
- Cách chữa dị ứng mỹ phẩm khẩn cấp chị em cần biết
Cách phòng tránh dị ứng thức ăn
- Đọc kỹ các thành phần trên bao bì, đảm bảo các thành phần không gây dị ứng.
- Không kết hợp các thức ăn có mẫn cảm chéo với các thực phẩm gây dị ứng như thịt bò với thịt cừu, sữa dê với sữa bò, cá với đậu,…
- Không ăn thực phẩm hỏng hoặc quá hạn sử dụng.
- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc dị ứng trong người khi đi ra ngoài hoặc đi du lịch.
- Vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tránh để thức ăn lẫn với các thực phẩm gây dị ứng chung 1 dụng cụ.
- Với trẻ nhỏ bị dị ứng thức ăn, cần phòng tránh bằng cách:
+ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
+ Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong khẩu phần ăn của người mẹ.
+ Lưu ý khi chọn sữa.
+ Không cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Cho trẻ từ từ làm quen với thức ăn đồng thời tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, lòng trắng trứng,…
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa dị ứng thức ăn. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!