Một nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ thực nghiệm trên 24 người không hút thuốc từ 28 đến 58 tuổi đã đưa ra kết luận về tác hại của việc ngủ ngáy.
- Bí quyết ăn kiêng của mỹ nhân Hẹn Hò Chốn Công Sở là gì mà khiến fan trầm trồ đến vậy
- Người có trái tim khỏe mạnh, chậm lão hóa thường có "3 thêm" khi ăn cơm, chính bếp trưởng Nhà Trắng Mỹ luôn thực hiện mỗi ngày
Ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng con người ngáy nhiều và ngừng thở ngắt quãng khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng căn bệnh dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn do căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính.
Ngáy là những âm thanh phát ra khi các mô đường hô hấp trên rung lên khi ngủ. Ngáy hay xuất hiện trong thì hít vào nhưng cũng có thể xảy ra trong thì thở ra. Ngáy là hành vi phổ biến, xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi 30 – 60. Khi hít thở trong lúc ngủ, do lượng khí vào đi qua vùng họng hẹp phía sau, khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên, tạo ra tiếng ngáy.
Theo báo cáo của HealthDay News ngày 21, một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Len Cortes - chuyên nghiên cứu di truyền biểu sinh tại Đại học Missouri đã tiến hành một nghiên cứu trên 24 người. Những người này có điểm chung là từ 28 đến 58 tuổi và không hút thuốc.
Trong số đó, 16 người bị chứng ngưng thở khi ngủ được yêu cầu đeo máy áp lực dương liên tục (CPAP) trong một năm.
CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng. Máy sẽ cung cấp một áp lực dương liên tục, tạo một nẹp khí giúp đường thở không bị xẹp và hỗ trợ lực thở (trợ lực) cho bệnh nhân. Máy giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn.
Máy CPAP thường được bác sĩ chỉ định cho:
- Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.
Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu máu khi bắt đầu nghiên cứu phân tích DNA của họ, và xác định tuổi sinh học của họ thông qua một thuật toán máy tính. Kết quả cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ đẩy quá trình lão hóa sinh học diễn ra nhanh hơn.
Người ta cũng phát hiện ra rằng, ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, đeo CPAP ít nhất bốn giờ mỗi đêm trong một năm có thể làm chậm hoặc đảo ngược quá trình lão hóa sinh học do chứng ngưng thở khi ngủ. Những kết quả này cho thấy không nên coi nhẹ chứng ngưng thở khi ngủ (nói cách khác là chứng ngủ ngáy). Bản thân và gia đình cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, không rõ liệu các phương pháp điều trị khác cho chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như thuốc hoặc phẫu thuật, có hiệu quả như CPAP hay không.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên số mới nhất của Tạp chí Hô hấp Châu Âu.
Theo Segye