Sau vài tháng tái khám lại, nhìn kết quả thử máu, bác sĩ đã phải giật mình với mức đường của bệnh nhân "vọt đỉnh" 300mg%, HbA1C 13.
- Ngày 22/4: Có 2.337 ca COVID-19 mới
- 2 lần sảy thai liên tiếp khiến tôi gục ngã, tìm hiểu mới biết sự thật không ngờ
Theo Báo Người Lao Động, đường huyết người phụ nữ sau khi uống sữa tiểu đường rao trên mạng đã trở nên bất thường, khiến các bác sĩ "choáng váng".
Trường hợp gần nhất cũng may mắn chưa nguy kịch tính mạng là chị A. (quê ở Miền Tây), đã được chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường trên 2 năm rất ổn tại SIS Cần Thơ.
Đường huyết chị A. tăng đột biến sau uống sữa vài tháng khiến các bác sĩ giật mình.
Từ mức đường huyết trên 200mg% HbA1C 11 xuống còn khoảng 100mg%, HbA1C về bình thường mức ở 6 (như người không bị tiểu đường), chị A. đang yên ổn với liều thuốc rất đơn giản duy trì. Tuy nhiên, sau vài tháng tái khám lại, nhìn kết quả thử máu, bác sĩ đã phải giật mình với mức đường "vọt đỉnh" 300mg%, HbA1C 13.
Cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây tăng đường huyết đột biến thì mới biết trong mấy tháng qua, chị A. nghe theo quảng cáo trên mạng rồi mua "sữa ổn định đường huyết" uống mỗi ngày. "Nhìn chị mà đau xót nhưng cũng may là chưa nguy hiểm đến tính mạng", BS Cường chia sẻ.
Theo BS Cường thông tin thêm trên Báo Người Lao Động, thời gian qua đã có nhiều các y - bác sĩ cảnh báo về những thông tin tai hại không kiểm chứng, không cơ sở khoa học tràn lan trên mạng xã hội - internet đã gây không ít hậu quả nghiêm trọng cho nhiều bệnh nhân.
Theo Dân Trí mới đây nhất, sau hơn 2 tháng uống thảo dược giảm cân mua ở tiệm thuốc tây theo lời giới thiệu của bạn bè, người phụ nữ bất ngờ suy kiệt sức khỏe, chỉ số mỡ máu gấp hàng chục lần mức bình thường. Bệnh nhân là chị Y. (38 tuổi, quê Đồng Nai), nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, sốt. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, CT scan bụng, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm tụy cấp, mức độ trung bình nặng.
Tiếp tục làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện nồng độ triglycerid trong máu (còn gọi là mỡ máu) của bệnh nhân lên đến 21.000 mg/dL, tức gấp hàng chục lần người bình thường (chỉ số dưới 250 mg/dL).
Bệnh nhân cho biết cách đây 3 tháng, chị phát hiện cân nặng bản thân đã tăng đến 65kg nên rất lo sợ bị béo phì. Người phụ nữ được bạn bè chỉ một loại thảo dược giảm cân giá 450.000 đồng/lọ, được quảng cáo uống sẽ nhanh có vóc dáng cân đối mà không cần kiêng gì, có thể mua dễ dàng tại tiệm thuốc tây.
Khoảng thời gian đầu, chị Y. rất hài lòng khi uống chưa hết một lọ đã giảm đến 8kg. Tuy nhiên dần về sau, "thảo dược" kém hiệu quả dần, khi ngừng sử dụng thì cân nặng lên cao trở lại.
Cho đến gần đây, chị Y. thấy người càng lúc càng nhức mỏi, bụng chướng đau, không còn sức tập thể dục như trước, cũng không ráng uống thêm thảo dược được nữa, nên tìm đến bệnh viện "cầu cứu".
Sau khi sớm xác định tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành điều trị nội khoa, lọc máu hấp phụ để xử lý tình trạng triglycerid rất cao trong máu. Trải qua 2 ngày điều trị tích cực, mỡ máu của bệnh nhân đã hạ dần về ngưỡng bình thường. Chị đã qua cơn nguy kịch. Chi phí điều trị chị Y. phải đóng đến nay là 40 triệu đồng, gấp gần 100 lần số tiền mua một lọ thuốc giảm cân.
Nhà chuyên môn cảnh báo, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm quảng cáo là "thần dược" giảm cân như trà thảo mộc, cà phê, thực phẩm chức năng... nhưng nhiều loại đã bị phát hiện chứa những chất cấm, nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân trước khi sử dụng một loại thuốc nào nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, kiểm tra kỹ nguồn gốc thuốc.