Nhờ vào nắm rau quen thuộc nhà nào cũng có, góp phần trị bệnh tiểu đường, cải thiện đau nhức, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Loại rau giàu canxi gấp 16 lần nước hầm xương, giúp da mọng ẩm, cơ thể dẻo dai: rộ nhất vào mùa Đông được chuyên gia khuyên dùng
- Người phụ nữ vừa ngủ dậy thấy mồm hơi méo, nói khó: Bác sĩ cảnh báo bệnh đột quỵ não nguy hiểm xảy ra vào mùa Đông
Biến chứng và những nguy hiểm bệnh tiểu đường type 2
Như chúng ta cũng đã biết, người mắc bệnh đái tháo đường chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Tuy vậy, chúng ta không nên quá lo lắng, mà hãy chú ý vào chế độ sinh hoạt, làm việc, cần loại bỏ thói quen có hại như ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều carbohydrat (nước ngọt có gas, tinh bột...), ít vận động...
Theo VnExpress, chúng ta cần có một số lưu ý riêng khi không kiểm soát tốt đường huyết. Lí do là bởi người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, biến chứng tim mạch, suy thận...
- Hạ đường huyết: Do sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết, bỏ bữa, tập thể dục quá sức. Người bệnh mệt mỏi, run tay chân, nếu không cấp cứu kịp có thể hôn mê.
- Tăng áp lực thẩm thấu: Do đường huyết tăng cao bất thường gây mất nước trong cơ thể dẫn đến hôn mê.
- Biến chứng tim mạch: Mảng xơ vữa xuất hiện trong lòng mạch gây hẹp và giảm lượng máu nuôi tim, dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ...
- Suy thận: Tác động của đường huyết không ổn định khiến hệ thống mạch máu nuôi thận tổn thương dẫn đến suy thận; thậm chí phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
- Biến chứng trên mắt: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt tổn thương. Về lâu dài, thị lực có thể suy giảm, thậm chí mù lòa.
- Biến chứng thần kinh: Đường huyết cao gây tổn thương thần kinh ngoại biên và các mạch máu nhỏ gây tê bì, châm chít chân tay, mất cảm giác khi vật nhọn đâm vào...
- Loét bàn chân: Hệ thống mạch đến nuôi dưỡng các chi tổn thương, cùng đó người bệnh mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh nên vết thương ở các chi khó lành. Mức độ nặng có thể phải cắt cụt chi.
Bí mật có trong rau càng cua
Rau càng cua (Shiny bush, tên khoa học là Peperomia pellucida) là loại rau dại thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Vòng đời của rau ngắn (chỉ khoảng 1 năm), và thường phân bố rộng rãi ở những khu vực có điều kiện khí hậu nóng ẩm.
Mùa khai hoa của rau càng cua là vào tháng giêng hoặc tháng 8 âm lịch. Hoa mọc thành chùm dài, bông hoa có dạng sợi chứa cuống ở ngọn; quả thuộc dạng quả mọng hình cầu và có mũi nhọn ngắn. Rau càng cua có màu xanh nhạt, nhớt, nhẵn, lá mọc so le hình trái tim có màu xanh trong. Hạt của cây rất nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân tán đi các nơi xa xôi có mức độ ẩm ướt lý tưởng để phát triển. Sau những trận mưa, rau càng cua mọc dại sẽ càng xanh tốt, rễ chùm phát triển mạnh và lan rộng hơn.
Ở Việt Nam, rau càng cua thường được dùng để làm rau sống, ngâm giấm hoặc là nguyên liệu bổ sung cho các món ăn khác. Khi ăn sống, rau có vị hơi chua, giòn và mang nhiều giá trị về dinh dưỡng.
Theo Sức khỏe và đời sống, tác dụng của rau càng cua không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả tiểu đường.
Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở.
Bài thuốc tiểu đường, đau nhức ở rau càng cua
Các phương pháp dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục hợp lý có tác dụng nhằm kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, một số bài thuốc trị bệnh có trong rau càng cua được chỉ ra như sau:
- Tiểu đường: Rau càng cua còn có tác dụng giảm thiểu lượng axit uric trong máu. Do đó, rau càng cua được sử dụng như một loại thảo dược tự nhiên an toàn giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Tác dụng giảm thiểu axit uric trong rau càng cua cũng giúp đẩy lùi các bệnh về đường tiết niệu và bệnh thận. Để sử dụng, bạn có thể pha trà thảo dược từ rau càng cua hoặc sử dụng rau càng cua dưới dạng thuốc sắc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý kể trên.
Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua có vị đắng, tính bình, được sử dụng rộng rãi trong các bài trị đau nhức, viêm khớp. Lý do là trong rau càng cua có chất prostaglandin, đây là chất có tác dụng kháng viêm và làm giảm triệu chứng đau nhức ở những người gặp vấn đề về xương khớp.
Cách sử dụng: để đạt được hiệu quả kháng viêm cao nhất, bạn nên xay nhuyễn rau càng cua, lọc lấy nước, uống nước rau càng cua vào thời điểm mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Lưu ý khi ăn rau càng cua
Theo Báo Hà Tĩnh, trẻ nhỏ, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua.
Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau càng cua để tránh kích ứng.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, …, nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Trong quá trình dùng rau càng cua, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng nào về sức khỏe, phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.