Người đàn ông tên N.V.L (61 tuổi, ngụ Đồng Nai) gần đây xuất hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt, đau bụng từng cơn nên quyết định đến sở y tế thăm khám, phát hiện ''sinh vật'' lạ bên trong cơ thể.
- Tiểu ra máu lâu năm bạn có thể bị ung thư thận, đừng chủ quan!
- Bé 2 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
Dẫn nguồn tin từ báo Thanh Niên, vào ngày 6/6, BS.CKII Trương Ngọc Nhã, Trưởng khoa Nội soi Hệ thống Xuyên Á, cho biết qua thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp MSCT bụng để đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật do sỏi ống mật chủ.
Sau khi tiến hành hội chẩn cùng các chuyên khoa liên quan, hướng điều trị được đưa ra là thực hiện can thiệp qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi ở ống mật.
Được sự đồng ý của người nhà, bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ. Trong quá trình nội soi can thiệp, các bác sĩ phát hiện trong đường mật của bệnh nhân có một con sán lá gan kích thước lớn đang di chuyển.
Bác sĩ đã dùng dụng cụ lấy sán trong ống mật chủ, đồng thời chuyển mẫu sán xuống phòng xét nghiệm. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị bệnh lý sán lá gan tại bệnh viện trong thời gian tới.
Bệnh sán lá gan tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa được. Để phòng chống bệnh sán lá gan ở người, mỗi cá nhân cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và xử lý tốt nguồn chất thải:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Không ăn gỏi cá và các món ăn chế biến từ cá, cua nếu chưa được nấu chín hoàn toàn. Không uống nước lã, không ăn gan các loài động vật chưa được nấu chín.
- Hạn chế ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau ngổ, rau om, cải xoong, rau cần, ngó sen,... Đặc điểm của sán lá gan lớn là bám rất chắc vào trong thành rau, nên dù có rửa kỹ dưới vòi nước chảy trực tiếp vẫn khó loại bỏ sán. Các loại rau thủy sinh này cần phải được nấu chín trước khi ăn. Nhiệt độ sẽ tiêu diệt các ấu trùng sán lá gan có trong rau và không gây hại đến sức khỏe khi ăn.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, không thả phân tươi xuống ao nuôi cá, không phóng uế vào các nguồn nước.
Để phòng chống bệnh trong cộng đồng, các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền về tác hại của của bệnh sán lá gan ở người. Thực hiện kiểm dịch biên giới chặt chẽ nguồn trâu, bò nhập khẩu từ vùng có dịch. Nếu có dịch xảy ra, phải khoanh vùng dập dịch, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị.
Việc điều trị bệnh sán lá gan ở người giai đoạn sớm có nhiều thuận lợi, người bệnh thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị và được chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị càng muộn, các tổn thương cơ quan trong cơ thể càng trầm trọng.