Hội chứng mù mặt sau COVID-19 mà nhiều người mắc phải

Sức khỏe 20/03/2023 15:55

Lây nhiễm COVID-19 kéo dài khiến một số người gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt và điều hướng.

Theo Báo Giáo dục thời đại, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, việc nhiễm virus corona có thể gây ra một loạt các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như mất khứu giác và vị giác, cũng như suy giảm khả năng chú ý và trí nhớ được gọi là “sương mù não”.Nghiên cứu mới đây cho thấy một số cá nhân có thể phát triển chứng “prosopagnosia”, còn được gọi là chứng mù mặt, sau các triệu chứng phù hợp với Covid-19.

Người mắc hội chứng mù mặt có thể cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt trên khuôn mặt của người mình mới gặp hay thậm chí họ còn có thể khó nhận ra khuôn mặt của người quen.Theo Brad Duchaine, tác giả chính của nghiên cứu: “Sự kết hợp giữa chứng prosopagnosia và tình trạng thiếu khả năng điều hướng mà Annie mắc phải là điều khiến chúng tôi chú ý, vì hai tình trạng thiếu hụt thường đi đôi với nhau sau khi ai đó bị tổn thương não hoặc chậm phát triển”.

Hội chứng mù mặt sau COVID-19 mà nhiều người mắc phải - Ảnh 1
Hội chứng mù mặt. Ảnh: Internet

Tiến sĩ Duchaine nói thêm: “Sự xuất hiện đồng thời đó có lẽ là do hai khả năng phụ thuộc vào các vùng não lân cận ở thùy thái dương".

Khi các nhà khoa học tiến hành kiểm tra để đánh giá các vấn đề của Annie với khả năng nhận dạng khuôn mặt, họ phát hiện ra rằng cô cảm thấy đặc biệt khó khăn khi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc và tìm hiểu danh tính của những người không quen thuộc. Trong một thử nghiệm khác, Annie được cho xem tên của một người nổi tiếng và sau đó được đưa ra hình ảnh của hai khuôn mặt – một khuôn mặt của người nổi tiếng và khuôn mặt kia của một người tương tự.

Cô ấy có thể xác định được người nổi tiếng trong 69% trong số 58 thử nghiệm, so với 87% trong nhóm đối chứng.

Hội chứng mù mặt sau COVID-19 mà nhiều người mắc phải - Ảnh 2

Khám hậu COVID-19 cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Internet

“Người ta biết rằng có nhiều vấn đề về nhận thức có thể do Covid-19 gây ra, nhưng ở đây chúng tôi đang chứng kiến những vấn đề nghiêm trọng và có tính chọn lọc cao ở Annie, và điều đó cho thấy có thể có rất nhiều người khác mắc phải những vấn đề khá nghiêm trọng và có chọn lọc", Tiến sĩ Duchaine nói.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu tự báo cáo từ 54 cá nhân mắc bệnh Covid-19 kéo dài với các triệu chứng từ 12 tuần trở lên và 32 người đã báo cáo rằng họ đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Trong số này, tỷ lệ bệnh nhân từng mắc COVID-19 mức độ nhẹ hoặc trung bình chiếm 74,2%; mức độ nặng đến nguy kịch là 25,8%. Thời gian mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân này là 10 ngày. Thời gian trung bình tới khám sau khi kết thúc cách ly là hơn 22 ngày.

Các triệu chứng khó chịu nhất khiến người bệnh phải đến khám là mệt mỏi (chiếm 89,4%); ho (43,6%); tức ngực, nặng ngực (21,1%); hụt hơi (20,9%); khó thở (17%) và mất ngủ (8,9%).

Số liệu này tương đương với nhiều nghiên cứu khác về hậu COVID-19. Theo Bộ Y tế, các triệu chứng hậu COVID-19 rất đa dạng, có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian.

Triệu chứng phổ biến nhất, là: Mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực...

Ảnh hưởng về thần kinh, tâm thần là hai trong số nhiều biểu hiện chủ yếu của hậu COVID-19. Theo đó, nhiều bệnh nhân gặp tình trạng sương mù não, mất mùi vị kéo dài, bệnh não và đột quỵ. Còn vấn đề về tâm thần như trầm cảm, stress sau chấn thương, lo âu, cô lập xã hội.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Hội y học Việt Nam, khoảng 5-20% bệnh nhân COIVD-19 gặp di chứng kéo dài. Nhiều trường hợp mắc COVID-19 kéo hơn 2 tuần, cả tháng, thậm chí 3 tháng hoặc lâu hơn.

Trước đó, theo Bộ Y tế, một trong những điều mọi người lo lắng nhất sau mắc COVID-19 là vấn đề liên quan bệnh lý tâm thần, thần kinh. Ban đầu chỉ là sự lo lắng và lâu dần dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, rối loạn ý thức.

Một khảo sát trên gần 700 bệnh nhân tới khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong gần 2 tháng cho thấy, mệt mỏi là triệu chứng khó chịu phổ biến nhất khiến người dân đi khám.

Báo cáo này được trình bày tại hội nghị khoa học lần thứ nhất về khám và điều trị COVID-19 do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tổ chức ngày 4/6.

Các bác sĩ cho biết chỉ trong gần 2 tháng (tính từ ngày 24/1 đến 15/3), bệnh viện này đã tiếp nhận gần 700 bệnh nhân đến khám hậu COVID-19.

Bộ Y tế ra văn bản khẩn liên quan việc 10 người ngộ độc khi ăn cá chép muối ủ chua

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 294/KCB-NV về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

TIN MỚI NHẤT