Đau khớp vai phải là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sức khỏe 15/12/2019 11:49

Đau khớp vai phải có thể gặp ở mọi lứa tuổi, làm giảm biên độ vận động hoặc không thể vận động. Hiện tượng này có diễn biến phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có phương pháp can thiệp phù hợp.

Mọi vận động hàng ngày như tập luyện thể thao, mang vác các vật… đều ảnh hưởng đến khớp vai, đặc biệt là khớp vai phải. Bởi đây là cơ quan có liên kết mật thiết với các dây thần kinh vùng cổ, phần trên của lưng và các hạch cảm khác… Do đó, khi các đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực gặp trục trặc phần nào đó cũng sẽ gây ra hiện tượng đau khớp vai phải, có thể gây ra các biến chứng như biến dạng khớp vai, vai phải lệch so với vai trái, thậm chí sưng tấy,teo cơ...

Đau khớp vai phải là bệnh gì?              

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau khớp vai phải là chứng bệnh không thể chủ quan xem nhẹ. Các cơn đau sẽ trở nên mãn tính và gây tổn thương nặng nề đến gân, cơ, dây chằng, bao khớp, tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch… Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, đau khớp vai phải sẽ khiến khớp đông cứng do sự dày lên và co cứng của bao khớp.

dau khop vai phai
Đau khớp vai phải khiến người bệnh bị hạn chế vận động

Phần lớn nguyên nhân đau khớp vai phải là do hoạt động quá sức, chấn thương và một số bệnh lý gây ra. Bệnh thường gặp ở những đối tượng như:

+ Bị căng giãn cơ khớp lặp đi lặp lại nhiều lần do chơi tennis, chơi golf, ném lao, xách các vật nặng…

+ Những người có tiền sử chấn thương khớp vai do ngã vì chống thẳng bàn tay hoặc khửu tay xuống nền, chấn thương phần mềm vùng khớp vai… Có nghĩa là người bệnh đã từng gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai…

+ Những người có tiền sử phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn chính các khớp xương liên quan như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai.

+ Những người bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ, phục hồi sau bệnh nặng…

Ngoài ra những người bị viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, cơn đau thắt ngực cũng có nguy cơ mắc phải hiện tượng đau khớp vai trái rất cao.

Đau khớp vai phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Thông thường đau khớp vai phải là dấu hiệu của một số bệnh sau đây:

Thoái hóa khớp vai

Đau khớp bả vai phải là có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai, thường gặp ở độ tuổi 40-60. Các bao khớp trở lên cứng và dày lên khiến dịch khớp bị suy giảm, gây ra các cơn đau xương bả vai, khó khăn khi vận động khớp vai dù đã nhờ đến sự trợ giúp từ người thân. Đôi khi di chuyển người bệnh sẽ nghe được khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo. Các cơn đau nhức sẽ diễn ra tại vùng khớp vai phải rồi lan xuống cổ và ức, diễn ra liên tục hoặc có thể diễn ra từng đợt.

Sang chấn khớp vai

dau khop vai phai 1
Đau khớp vai phải có thể do sang chấn gây nên

Đau nhức khớp vai phải đôi khi bắt nguồn từ các chấn thương vùng vai khi người bệnh hoạt động và làm việc hàng ngày. Các sang chấn thường gặp như là gãy xương đòn, xương bả vai hoặc đầu xương cánh tay. Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ cảm nhận được khu vực đó sưng đỏ, đau nhói và bị hạn chế vận động.

+ Trật khớp: Sang chấn này cũng hay thường gặp trong đời sống hàng ngày với các biểu hiện là người bệnh không thể cử động tại vùng vai phải, cánh tay… Khi cố gắng vận động các cơn đau sẽ ập tới.

+ Một số chấn thương liên quan đến mô mềm: rách gân, dây chằng, bao khớp, rách sụn viền hay chóp xoay… cũng gây viêm khớp vai phải, gây ra các cơn đau, khiến người bệnh mệt mỏi.

Ngoài ra, hiện tượng đau khớp vai phải còn do một số bệnh liên quan đến các bộ phận lân cận gây nên như: thoái hóa động sống cổ, viêm cột sống… Chính vì vậy, khi càng lớn tuổi bạn cần phải cẩn thận trong lúc hoạt động và hãy chủ động phòng ngừa bằng cách: không lao động quá mức, nâng tay lên cao quá vai, chú ý khi di chuyển, leo trèo, bên cạnh đó không được chủ quan hãy đi thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp.

Đau khớp vai phải ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Hiện tượng đau khớp vai phải ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi chỉ cần hơi xoay vai hoặc ấn tay vào hay khi cầm vật gì đó nặng, người bệnh cũng bị những cơn đau hành hạ. Như vậy người bệnh sẽ lười vận động, sẽ phải đối mặt với tình trạng dính khớp, teo cơ và tay mất dần sức. Hơn nữa, các cử động của tay cũng rất bất tiện do khớp vai bị co rút lại và biến dạng.

dau khop vai phai 2
Đau khớp vai phải khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe

Chính vì vậy khi thấy khớp vai phải bị đau, người bệnh hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, làm các xét nghiệm và tiến hành điều trị, tránh không gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.

Đau khớp vai phải làm sao?

Đau khớp vai phải là hiện tượng mạn tính vì thế rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, mục đích điều trị chỉ hướng đến giảm đau cho người bệnh, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.

Tùy vào tình hình của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau đây:

Điều trị nội khoa:

Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa cho người bệnh khi bị đau khớp vai phải, chỉ cần dùng thuốc đơn thuần. Các thuốc được dùng sẽ tùy vào tình hình sức khỏe và mức độ đau của người bệnh, sẽ bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị không theo toa của bác sĩ.

dau khop vai phai 4
Đau khớp vai phải có thể điều trị nội khoa

Một số loại thuốc giảm đau dùng để điều trị như nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen.

Điều trị ngoại khoa:

Điều trị được chỉ định cho một số trường hợp nặng và có diễn biến phức tạp, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để can thiệp. Những trường hợp phải phẫu thuật như:  

+ Khớp không thể hoạt động được.

+ Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Các phương pháp phẫu thuật gồm có:

+ Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp, để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.

+ Phẫu thuật làm cứng khớp: Các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi được chữa lành.

Trong quá trình điều trị người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý. Bởi đây là yếu tố tác động rất lớn đến hiệu quả cải thiện. Do đó, người bệnh bị đau khớp vai phải cần phải chú tâm vào 2 vấn đề đó là: Luyện tập thể dục thể thao và chế độ dinh dưỡng.

+Tập thể dục: Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để giúp khớp dẻo dai hơn, tránh được tình trạng bất động hoàn toàn. Bơi lội là bộ môn tuyệt vời cho người bệnh đau khớp phải luyện tập, vì môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp.

dau khop vai phai 5
Người bệnh đau khớp cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin 

+ Chế độ dinh dưỡng: Người bị đau khớp vai phải cần cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày thay vào đó cần tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin, khoáng chất để làm giảm tình trạng đau cũng như ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh đau khớp như: cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu bổ sung omega-3; trứng cung cấp protein; súp lơ xanh, cải xoong, cải xanh và các loại có màu da cam như bí ngô, cà rốt… bổ sung các vitamin A, C, chất xơ… cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp khớp nhanh hồi phục.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng toàn thân do chích thuốc trị đau khớp

Một người phụ nữ bị bệnh đau khớp gối điều trị nhiều phương pháp, trong đó có chích khớp dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, vừa được các bác sĩ cứu chữa.

TIN MỚI NHẤT