Tình trạng bệnh nhân đau đầu, nôn ói, vỡ phình động mạch não chẩn đoán xuất huyết não.
- 3 dấu hiệu trên da cảnh báo gan nhiễm mỡ nặng
- Phú Thọ: Bé sơ sinh nặng 800gr chào đời trong cơn tiền sản giật nặng của người mẹ U40, con sinh ở tuần thứ 30
Theo Báo VietNamNet, bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) Kết quả chụp CT mạch não cho hình ảnh vỡ núm phình động mạch thông trước gây xuất huyết dưới nhện hai bán cầu. Bệnh nhân xuất huyết não do vỡ phình động mạch não thông trước nên bác sĩ đã thực hiện can thiệp ngay lập tức.
Người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Khoảng 3h sáng, bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội kèm buôn nôn và có nôn, không sốt, không liệt, không tê yếu.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Kiên - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sau can thiệp, túi phình đã được nút tắc hoàn toàn, bảo tồn các nhánh mạch não trước. Hiện nay, bệnh nhân ổn định và được theo dõi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện.
Bác sĩ Kiên cho biết, can thiệp cấp cứu xuất huyết não là một trong những cấp cứu tối cấp, bệnh nhân có nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng nếu không được can thiệp nhanh chóng. Bác sĩ Kiên chia sẻ thêm, phình động mạch não là các vùng yếu, lồi ra ở thành mạch, 5% số người trên 60 tuổi có khả năng mắc. Vỡ túi phình gây xuất huyết khoang dưới nhện hay trong não, rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Những người có nguy cơ bị túi phình cần tầm soát, theo dõi như người lớn tuổi, huyết áp cao, hút thuốc lá, dị dạng mạch máu não, gia đình có người bị túi phình…
Bác sĩ Kiên khuyến cáo, người dân cần lưu ý khi có triệu chứng túi phình vỡ: đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, lơ mơ… đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
Theo TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ trên Báo Thanh Niên: Thông thường, các trường hợp xuất huyết do vỡ túi phình nguy cơ tử vong do vỡ lần đầu là khoảng 30 - 50% tùy theo lượng máu chảy, lần 2 - 3 nguy cơ tử vong tăng lên 80 - 90%”. Bác sĩ Cường khuyến cáo, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ tối đa là 6 giờ. Nếu bệnh nhân đến trễ việc cấp cứu và điều trị sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp không thể cứu chữa do trễ giờ vàng.
Theo các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi phát hiện rằng việc ăn tối giờ giấc thất thường làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ xuất huyết não, so với ăn tối trước 8 giờ tối”.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nguyên nhân chính của đột quỵ xuất huyết não là do huyết áp cao, có thể làm suy yếu các động mạch trong não và khiến chúng dễ bị vỡ.
Những điều làm tăng nguy cơ cao huyết áp bao gồm thừa cân, uống quá nhiều rượu, hút thuốc, thiếu tập thể dục, căng thẳng.
NHS cho biết thêm, đột quỵ xuất huyết não cũng có thể do chứng phình động mạch não hoặc các mạch máu hình thành bất thường trong não, theo Express.