Uống một hai ly cùng với đồ ăn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch nhưng lúc nào cũng uống quá mức thì nó lại trở thành một vấn đề.
- “Bóc mẽ sự thật” của những thực phẩm được cho là “siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe”
- 5 tips cực hữu ích giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ thông minh hơn
Uống rượu say hay say rượu lái xe là vấn đề muôn thuở của xã hội Hàn Quốc. Uống một hai ly cùng với đồ ăn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch nhưng lúc nào cũng uống quá mức thì nó lại trở thành một vấn đề. Ngồi trên bàn rượu mà vui đến quên trời đất, uống vô tội vạ thì ngày hôm sau cũng có nhiều người bị khó chịu do dư vị khi say rượu ngày hôm trước.
Cảm giác khó chịu ấy là do trong quá trình cồn phân rã trong gan đã chuyển hóa thành chất acetaldehyde. Khi uống quá chén gan sẽ trải qua 2 quá trình phân rã thứ cấp thông qua enzym ALDH nhưng trong trường hợp enzym ALDH bị thiếu hụt thì sẽ gây ra tình trạng này.
Acetaldehyde là một chất có độc tính mạnh và không thể nào phân rã hoàn toàn do đó gây nên tác dụng phụ như tăng nhịp tim, đau đầu hoặc buồn nôn, khó chịu. Dù chỉ uống một lượng nhỏ thôi nhưng nhiều người vẫn có cảm giác say rượu do trong cơ thể tạo ra nhiều acetaldehyde hơn bình thường.
Theo bài phát biểu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng rượu vừa phải với đàn ông là 40g còn phụ nữ là 20g. Khi uống soju với nam là 5 ly còn nữ là 2.5 ly. Nhưng đây chỉ là con số trung bình đại khái còn tửu lượng thì tùy vào cơ địa của mỗi người.
Để bảo vệ gan thì tốt nhất đừng nên uống quá 3 lần/tuần do tế bào gan cần ít nhất là 3 ngày để hồi phục vì vậy nên nghỉ ngơi 3 ngày sau khi uống rượu. Thêm nữa 1 bình soju cần ít nhất 4 giờ để gan có phân rã lượng cồn, vì vậy nên uống rượu từ từ để gan có thời gian làm việc.
Việc uống nhiều nước trước khi uống rượu cũng giúp giảm nồng độ cồn và ngăn chặn tổn thương tế bào. Trước khi uống rượu tốt nhất là nên ăn một ít đồ ăn trước. Nếu uống khi bụng rỗng thì sẽ làm tăng khả năng hấp thụ cồn vào trong máu làm nồng độ cồn trong máu tăng lên.
Trong trường hợp này thì các đồ nhắm cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ cồn như canh và đồ chiên nhưng nên tránh những đồ cay, mặn và nhiều dầu vì ngược lại nó khiến gan làm việc quá sức hơn. Hấp thụ những đồ ăn giàu chất đạm như cá, đậu hũ, phô mai,... hoặc rau và trái cây, các loại ngao, sò, ốc, hến làm chậm quá trình hấp thụ rượu có thể làm giảm cảm giác khó chịu khi say.
Giáo sư Kim Ji Hoon thuộc Trung tâm Gan tại Bệnh viện Guro, Đại học Hàn Quốc khuyên rằng "Nếu uống quá nhiều các tế bào gan sẽ bị phá hủy và dễ xảy ra viêm gan do rượu kèm theo phản ứng viêm vì vậy nên giảm uống rượu và bảo vệ gan thật tốt."
Theo Kormedi