Theo các chuyên gia y tế, sau mắc COVID-19, nguy cơ bị Hội chứng hậu COVID chiếm tỷ lệ khoảng hơn 20% bệnh nhân, bao gồm mọi lứa tuổi và giới nhưng trẻ em và phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Đột quỵ được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19.
- F0 ăn đông trùng hạ thảo để mau hồi phục, tránh di chứng hậu COVID-19: Cần nhớ 5 đối tượng tránh dùng, 2 sai lầm không được mắc phải
- Các nhà khoa học vừa công bố mối quan hệ độc hại ít ai ngờ tới giữa rượu bia và não bộ
Mối liên hệ giữa COVID-19 và đột quỵ là gì?
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm.
Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (chiếm khoảng 85%) và đột quỵ do xuất huyết (chiếm khoảng 15%).
Theo các chuyên gia tim mạch, di chứng cục máu đông chính là căn nguyên chính của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi ở bệnh nhân dù đã điều trị khỏi COVID-19. Có khá nhiều triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 và có khoảng 1/5 số bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm COVID-19. Thậm chí, một số người còn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mãn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp.
Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, trong cơ thể những người khỏi COVID-19 có rất nhiều protein gây viêm, tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Sự xuất hiện cytokin được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số bệnh nhân hậu COVID-19, do tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Cách phòng ngừa đột quỵ hậu COVID-19 như thế nào?
Dẫn tin từ VTC News, các chuyên gia cho biết, để đề phòng nguy cơ đột quỵ hậu COVID, người bệnh nên chú ý phòng ngừa cục máu đông xuất hiện. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe sau khi khỏi COVID-19 đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đau tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi và những biến chứng ở các cơ quan khác do cục máu đông gây ra. Ngoài ra, theo các chuyên gia về y tế, nên thực hiện các biện pháp sau:
- Hãy tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày. Nếu không có điều kiện, tập theo các hình thức khác, nên đi bộ, mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút chia làm 3 lần, có thể đi trong nhà, ngoài sân, vườn hoặc ra đường (nhớ đảm bảo 5K). Nếu đặc thù công việc phải ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng dậy và đi lại trong phòng sau mỗi 1-2 giờ. Các bài tập tại chỗ vào giờ giải lao cũng rất có ích trong việc tăng cường lưu thông máu.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhẹ, đủ chất (thịt, cá, rau, củ, quả), uống đủ lượng nước hàng ngày (2-2,5 lít). Nếu có điều kiện nên uống thêm nước trái cây ép, sinh tố (dưa hấu, xoài, đu đủ, cam…).
- Cần có giấc ngủ tốt (ngày khoảng 7-8 h) và không được thức khuya. Không nên làm việc nặng.
- Những người béo hoặc thừa cân cần giảm cân theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi vì, theo các nghiên cứu đã chứng minh giảm trọng lượng dư thừa đồng nghĩa với giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tức là giảm nguy cơ đột quỵ.
- Với người nghiện thuốc lá, cần bỏ ngay, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, dẫn tới hình thành cục máu đông, đặc biệt là những người vừa bị COVID-19Tái khám sau COVID, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc cần thiết để phát hiện kịp thời tình trạng huyết khối hoặc các rối loạn sức khỏe khác nếu có.
- Tìm hiểu rõ các thuốc đang uống hằng ngày, đặc biệt là thuốc tránh thai dành cho các chị em phụ nữ, vì thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone và một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng cách.
- Tuân thủ quy tắc phòng dịch 5K theo khuyến cáo từ Bộ Y tế để tránh tái nhiễm.